+3 bí quyết phòng cảm cúm cho bé khi thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng dễ mắc cảm cúm, ốm vặt hơn cả, bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, cha mẹ không cần phải quá lo lắng nếu nắm được 3 bí quyết phòng cảm cúm cho bé hiệu quả dưới đây.

Thời điểm nào con dễ mắc cảm cúm nhất?

Cảm cúm là bệnh gây ra do virus, lây lan qua không khí hoặc do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh. Khi có sự thay đổi giữa các điều kiện thời tiết nóng, lạnh, ẩm, khô là lúc virus sinh sôi, phát triển và cơ thể trẻ dễ bị mắc bệnh nhất.

Với miền Bắc, dễ nhận thấy thời điểm giao mùa thu- đông, đông- xuân trẻ dễ mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm bởi hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt, vào mùa xuân thời tiết thất thường khi nắng nóng bất ngờ chuyển sang mưa ẩm, lạnh ẩm hoặc lạnh khô khiến trẻ nhỏ dễ bị ốm, cha mẹ cần có biện pháp phòng bệnh cho con. 

Ở miền Nam, tuy không phân chia rõ 4 mùa như miền Bắc, chỉ với mùa mưa và mùa khô, nhưng có những đợt cao điểm nắng gắt ban ngày, ban đêm se lạnh, hoặc trời đang nắng gắt bỗng chuyển mưa lớn, cũng là những yếu tố thời tiết bất lợi cho sức khoẻ bé và tạo điều kiện cho cảm cúm hoành hành. 

+3 bí quyết phòng cảm cúm cho bé khi thay đổi thời tiết

Cảm cúm nguy hiểm như thế nào với trẻ?

Khi mắc cảm cúm, dấu hiệu dễ nhận thấy ngay ở trẻ gồm: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, trẻ quấy khóc, mệt mỏi, có thể có sốt nhẹ, đau đầu, ho. Nếu cha mẹ nắm được biện pháp chăm sóc, chữa trị sớm, đúng cách và ngay cho con khi con mới chớm xuất hiện các triệu chứng trên thì cảm cúm nhanh chóng được đẩy lùi. Tuy nhiên, không ít sự chủ quan, thiếu kiến thức của cha mẹ lại khiến con phải chịu những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản,viêm xoang, viêm tai… Trong đó, viêm phổi nguy hiểm hơn cả, theo thống kê, tỷ lệ trẻ tử vong do bệnh này cao gấp nhiều lần so với bệnh khác. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm phổi.

+3 bí quyết phòng cảm cúm cho bé khi thay đổi thời tiết1

3 bí quyết phòng cảm cúm cho bé khi thay đổi thời tiết

1. Hàng ngày, tạo cho bé con chế độ dinh dưỡng khoa học, vệ sinh sạch sẽ

– Cho trẻ bú sữa mẹ, ít nhất 6 tháng đầu, nếu có thể nên duy trì trong 2 năm đầu đời bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, mà còn cung cấp kháng thể từ mẹ để giúp trẻ chống lại tác nhân gây bệnh. Khi trẻ có thể ăn dặm, nên bổ sung đầy đủ nhóm chất cho con.

Mầm bệnh tồn tại ngay ở những vật trung gian như khăn, cốc, đồ chơi, điện thoại,… Do vậy, khi cho trẻ bú hoặc ăn uống, cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ. Đồ chơi là vật mà trẻ tiếp xúc thường xuyên, cha mẹ cũng cần định kỳ vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh.

– Tránh không để trẻ tiếp xúc trẻ hoặc cả người lớn đang mắc cảm cúm.

– Thời điểm giao mùa, nhiệt độ có thể thay đổi khi nóng khi lạnh, trong một ngày, sáng sớm có thể se lạnh nhưng chỉ cần đến trưa nắng chói chang lại làm thời tiết khô hanh nóng nực. Việc chuẩn bị thay đổi quần áo phù hợp cho con là điều cần thiết: Bởi nhiễm lạnh do mặc phong phanh hay ngay cả khi nóng quá, trẻ toát mồ hôi nhưng quần áo quá bí bách, mồ hôi không thoát được, ngấm ngược trở lại cũng khiến trẻ nhiễm lạnh, đây là nguyên nhân phổ biến làm trẻ bị cảm, viêm phổi. Tốt nhất mẹ nên mặc đồ cotton thoáng mát, dễ thấm mồ hôi và không để hở cổ, bụng.

Có một cách chống nhiễm lạnh hữu hiệu mà các mẹ có thể áp dụng tham khảo cho con, chính là việc sử dụng Dầu tràm- Khuynh diệp tắm, hoặc thoa vào gan bàn chân hoặc lưng, ngực bụng cho trẻ. Đây là phương pháp phòng tránh cảm cúm cho bé hiệu quả, mà lại dễ thực hiện và an toàn ngay cả cho trẻ sơ sinh.

+3 bí quyết phòng cảm cúm cho bé khi thay đổi thời tiết2

2. Bí quyết cho mũi – họng luôn khoẻ

– Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý: Nhỏ nước muối sinh lý giúp làm sạch bụi bẩn, khiến vi khuẩn, virus không còn môi trường thuận lợi để sinh sôi. Không những vậy, nắng hanh, khiến mũi trẻ luôn trong tình trạng khô, rát. Việc nhỏ nước muối sinh lý giúp niêm mạc mũi có được độ ẩm phù hợp. Hàng ngày, cha mẹ nên nhỏ 2-3 lần để vệ sinh mũi cho con.

– Thay đổi thời tiết, họng cũng là bộ phận nhạy cảm dễ bị tổn thương. Mẹ nên cho trẻ bú đều đặn, uống đủ nước và nên là nước ấm để họng luôn sạch và trơn tru, không bị khô rát.

+3 bí quyết phòng cảm cúm cho bé khi thay đổi thời tiết4

3. Để con tránh xa cảm cúm, mẹ nên biết bí quyết phòng bệnh bằng siro ho – cảm

Theo kết quả một cuộc khảo sát tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn Hà Nội, hầu hết các mẹ khi chăm con đã nắm được những thông tin cơ bản như cần phải cho con chế độ dinh dưỡng hợp lý, cách chăm con, vệ sinh thân thể, vệ sinh mũi đúng, khoa học. Một số bậc cha mẹ chia sẻ rằng: Luôn chủ động phòng cảm cúm cho bé khi thay đổi thời tiết, bằng cách sử dụng Siro ho- cảm từ thảo dược. Nhờ có cách này trẻ rất ít khi ốm vặt, khoẻ mạnh quanh năm.

Chị Lê Thị Hoa (Hà Đông) cho biết: “Bé nhà mình năm nay được 18 tháng tuổi, năm ngoái, bé rất hay bị sụt sịt, chảy nước mũi, ho khi thay đổi thời tiết. Nhưng từ khi được chị bạn là dược sỹ mách cho cách dùng siro ho cảm từ thảo dược phòng trước bệnh cho con, trộm vía, con khoẻ mạnh hẳn, rất ít khi ốm. Cứ chuẩn bị đợt gió mùa, hay thời tiết hanh khô, nóng lạnh thất thường, mình lại cho con uống. Mình cũng tìm hiểu kỹ, chỉ sử dụng cho con Siro ho cảm từ các loại thảo dược lành tính, dân gian hay sử dụng như Quất, Húng chanh, Đường phèn, Mật ong, … như vậy sẽ an toàn cho con. Hơn nữa, loại siro mình chọn về nguồn gốc các thảo dược cũng phải đạt tiêu chuẩn sạch, vì con mình cũng còn nhỏ, nên việc dùng thuốc hay thực phẩm bổ sung cần rất thân trọng”.

Thực tế, phương pháp trên đã được các chuyên gia Nhi khoa đầu ngành, các bác sỹ, dược sỹ khuyến khích cha mẹ áp dụng nhằm phòng bệnh chủ động, tăng sức đề kháng cho trẻ.

Đồng quan điểm trên, ThS. BS Nguyễn Văn Đàn, Giảng viên khoa Y Dược Cổ Truyền- Đại học Y Dược TP. HCM còn cho biết thêm: “Cảm – ho là bệnh hay gặp ở trẻ, ngay cả trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi), nhưng thường gặp nhất là giai đoạn trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Đây là những đợt nhiễm siêu vi thông thường, tự giới hạn và chỉ cần điều trị hỗ trợ. Kháng sinh không được khuyến cáo. Để trị bệnh khoa học giúp đẩy lùi bệnh nhanh nhất và ngăn các biến chứng nguy hiểm cho trẻ thì thời điểm tốt nhất để can thiệp điều trị là thời điểm trẻ chớm bị bệnh, tức là khi trẻ mới xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như: Hắt hơi, sổ mũi, ho nhẹ, ho húng hắng vài tiếng. Tuy nhiên, phòng bệnh chủ động, đúng cách, khoa học, để trẻ không bị cảm cúm vẫn là tốt nhất.”

Như vậy, ngoài những lưu ý kể trên, cha mẹ cần chủ động phòng bệnh cho con, đặc biệt là thời điểm con dễ cảm cúm khi thay đổi thời tiết. Và nếu không may trẻ có mắc cảm cúm, cha mẹ cần điều trị hỗ trợ ngay khi con chớm hắt hơi, sổ mũi.

Theo: DS. Hương Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA