Ho, sổ mũi tránh xa con – Tết này mẹ còn lo chi

Tết đến, niềm vui của mỗi gia đình là sự háo hức, vui tươi, rộn vang tiếng cười tiếng khóc của bé. Nhưng thời điểm cuối năm cũng là lúc trẻ dễ bị ho, đờm, sổ mũi kéo khiến không khí Tết trùng xuống. Nhất là trẻ sơ sinh với cơ thể non nớt, mẹ chớ lơ là việc chăm sóc, để bé hạn mắc bệnh về đường hô hấp. 

Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ho, đờm, sổ mũi dịp cuối năm

Tết Nhâm Dần đón “bình thường mới” đến gần, dịch bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm, gia đình bé vẫn cần tuân thủ 5k theo khuyến cáo. Thời điểm cuối năm cũng là lúc chuyển giao mùa đông xuân, mưa và lạnh, độ ẩm sâu hơn. Người lớn, trẻ nhỏ chưa thích ứng được với sự thay đổi của thời tiết sẽ có phản ứng lại như hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi… 

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, đặc trưng thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, tấn công đường hô hấp của trẻ. 

Thời điểm cuối năm, ba mẹ thường bận bịu nhiều công việc, cho bé đi du lịch di chuyển nhiều, có thể khiến lịch sinh hoạt bị xáo trộn. Ngày Tết trẻ cũng tiếp xúc với đông người, thuốc lá, khói nhang nồng nặc… nên dễ bị bệnh. Trẻ ốm vặt như viêm mũi họng mà không được chăm sóc kịp thời dẫn đến viêm đường hô hấp dưới rất nguy hiểm. 

Nhất là trẻ sơ sinh cơ thể non nớt, chưa hình thành “hàng rào” miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm đường hô hấp. Cùng với cấu tạo của mũi ngắn và hẹp, chức năng làm ấm, ẩm và lọc sạch không khí đi vào phổi chưa hoàn thiện. Do đó, bộ phận này dễ chịu tác động của các tác nhân bên ngoài tấn công gây viêm mũi họng, dẫn đến ho, đờm, sổ mũi… Khi trong nhà có người lớn, nhất là mẹ tiếp xúc gần dễ lây ho, sổ mũi cho bé.

Bé khỏe vui chơi ngày Tết (Ảnh minh họa: Internet)

Dấu hiệu trẻ có bị viêm đường hô hấp trên thường diễn ra với các triệu chứng điển hình: Ban đầu trẻ sẽ hắt hơi liên tục trong ngày, chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho, sẽ dễ chăm sóc và điều trị. Ở trẻ sơ sinh nhanh chuyển biến nặng xuống viêm đường hô hấp dưới nếu không xử lý kịp thời. 

Trường hợp của chị Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) mỗi lần nhớ lại cảnh chăm con ốm dịp Tết vẫn còn nguyên cảm xúc lo lắng, bất an. Ngày 28 Tết trời chuyển mưa lạnh, con chị 8 tháng bắt đầu có dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi trong. Chị nghĩ con chỉ cảm lạnh thôi, mai là khỏi. Đến ngày 30 tết con bắt đầu nghẹt mũi đặc hơn và sốt, quấy khóc, không ăn uống, chị vội cho đi khám. Cũng may bé chỉ bị viêm mũi họng nên bác sĩ kê thuốc và siro cho con uống. Thế là mấy ngày Tết quanh quẩn trông con chẳng đi thăm được họ hàng. Chị Thanh rút ra kinh nghiệm dù bận đến mấy thì vẫn cần dành thời gian cho con, khi con chớm có dấu hiệu ho, sổ mũi cần chăm sóc ngay để bệnh không tiến triển nặng. 

Chị Nga (Bình Dương) chia sẻ, em bé nhà chị mới sinh được hơn 2 tháng, con bị sổ mũi, khò khè đờm, nôn trớ 3 ngày, đi vào viện bé đã bị viêm tiểu phế quản và cần điều trị bằng kháng sinh. Vừa thương con vì bé xíu đã phải dùng kháng sinh, vừa tủi thân cảnh chăm con ốm nằm viện ngày Tết trong khi mọi người về hết, khiến chị buồn chỉ muốn khóc, chỉ mong con mau khỏi. 

Không gì mệt bằng con ốm là cảm xúc chung của các bà mẹ có con nhỏ. Việc chăm sóc bé đúng cách ngay khi chớm ho, đờm, sổ mũi sẽ nhanh khỏi, hạn chế phải dùng thuốc và mắc tái lại nhiều lần trong năm.  

Theo các chuyên gia Nhi khoa, thời tiết giao mùa đông xuân, mỗi kỳ nghỉ lễ Tết, lượng bệnh nhi đến khám các bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng lên. Thường là do gia đình chủ quan khi thấy bé những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm bình thường, đến khi bệnh đã nặng mới đưa đi viện.

Các bệnh khiến trẻ dễ bị ho, sổ mũi

Các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp thường có triệu chứng tương tự nhau là trẻ sẽ hắt hơi, sổ mũi, ho liên tục… như: cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi xuất tiết, dị ứng… 

Cảm lạnh và cảm cúm

Thời tiết lạnh, hanh khô, trẻ nhỏ không được giữ ấm và chăm sóc tốt dễ nhiễm lạnh. Trẻ sơ sinh  bị hạ thân nhiệt khi đi ra ngoài mẹ không giữ đủ ấm cho bé. Ngoài ra, sử dụng điều hòa lạnh sâu, mặc quần áo cho trẻ quá bí bách khiến trẻ toát mồ hôi cũng khiến trẻ bị cảm lạnh gây ho, sổ mũi… 

Thông tin trên web Bệnh viện Nhi đồng thành phố: Thời tiết trở lạnh vào xuân là thời điểm của dịch cúm xảy ra, bệnh gây ra những triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt ở trẻ. Cảm cúm thường tự khỏi sau 5-7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt và uống đủ nước.  Trẻ bị cảm không được chăm sóc tốt thì cơ thể dễ bị bội nhiễm thêm các bệnh lý khác như: viêm thanh khí phế quản (biểu hiện là khàn tiếng, thở mệt,…) viêm phế quản (khò khè, bứt rứt, ho đàm,…) hay nặng hơn là viêm phổi (suy hô hấp, sốt cao…).

Viêm mũi xuất tiết

Cũng như cảm, sổ mũi thông thường, trẻ bị viêm mũi họng xuất tiết thường hắt hơi liên tục, chảy nước mũi trong kéo dài. Thời tiết thay đổi, độ ẩm  cao và môi trường ô nhiễm (khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất…) khiến trẻ dễ bị bệnh. Mẹ chăm sóc tốt, vệ sinh mũi cho bé thường xuyên sẽ nhanh khỏi. Bệnh dễ tái lại khi gặp thời tiết thay đổi. Ngược lại, mẹ không vệ sinh mũi cho bé khiến dịch mũi chảy xuống họng khiến bé bị ho kéo dài. 

Viêm mũi dị ứng, hen phế quản

Giao mùa sang xuân, phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn…  là các tác nhân gây ra các triệu chứng dị ứng của đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Viêm mũi dị ứng thường biểu hiện bằng ngứa mũi, hắt hơi, chảy mũi; hen phế quản thường biểu hiện khò khè, thở rít, khó thở. 

Chăm sóc ngay từ khi trẻ chớm ho, đờm, sổ mũi

Chị Luyến (Thái Bình) với kinh nghiệm của bà mẹ 2 con chia sẻ: Khi sinh bé đầu chị hoàn toàn bỡ ngỡ, con ho, sổ mũi rất luống cuống không biết xử lý ra sao. Giờ đến bé thứ 2 chị tự tin hơn hẳn khi biết chăm sóc bé đúng cách sẽ mau khỏi. Dưới đây là bí quyết chăm con tránh xa cảm ho của mẹ Luyến, nhất là vào dịp nghỉ lễ cuối năm, cho các mẹ cùng tham khảo:

Cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc

Dù cuối năm bận rộn với công việc, sắm Tết hay lên kế hoạch cho chuyến đi chơi xa, ba mẹ cần lên lịch hợp lý để trẻ được ăn uống sinh hoạt, ngủ nghỉ đúng lịch. Khi trẻ được ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ sẽ giúp tăng sức đề kháng, hạn chế ốm vặt. 

Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người

Trẻ nhỏ sức đề kháng kém cũng dễ bị lây nhiễm từ người khác mắc bệnh. Cha mẹ cần hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, đeo khẩu trang khi bị ho, sổ mũi. 

Vỗ rung long đờm cho bé

Trẻ sơ sinh bị ho đờm, khò khè, mẹ cần thực hiện đúng thao tác vỗ rung, long đờm để bé dễ thở. Mẹ có thể cho bé nằm nghiêng một bên hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc bế vác bé. Tiếp theo mẹ khum bàn tay lại, vỗ nhẹ vùng phổi, vỗ từ dưới vỗ lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Tránh vỗ rung long đờm khi bé vừa bú no xong và vỗ vào vùng cột sống của bé. 

Vệ sinh mũi thông thoáng 

Trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi sẽ rất ngứa, khó chịu, quấy khóc. Trẻ sơ sinh ngạt mũi càng khó khăn khi bú mẹ và ngủ. Do đó, mẹ cần làm sạch dịch mũi cho bé bằng cách nhỏ, hút mũi để loại bỏ dịch tiết chứa bụi bẩn, vi khuẩn, virus, mầm bệnh ra khỏi hốc mũi cho trẻ. Đồng thời, giúp trẻ dễ dàng thở hơn, tránh bị sặc khi bú sữa, ăn uống.

Mẹ có thể sử dụng bông mềm thấm ẩm bằng nước muối sinh lý, quấn thành bấc sâu kèn để lấy dịch mũi cho bé. Với trẻ sơ sinh và nhũ nhi còn quá nhỏ nên cha mẹ không tự ý rửa mũi cho trẻ bằng bình rửa mũi để tránh trẻ bị sặc và viêm tai giữa.

Cha mẹ nên đưa con đến phòng khám, nơi có các bác sĩ có chuyên môn để hút mũi, làm sạch hốc, xoang và khoang mũi họng cho bé.

Sử dụng Siro ho cảm giúp giảm ho, sổ mũi cho bé

Trẻ sơ sinh bị ho, đờm, sổ mũi sẽ quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi. Bệnh chuyển xuống viêm đường hô hấp dưới. Mẹ cần quan sát kĩ biểu hiện ngay khi con có dấu hiệu chớm hắt hơi kèm sổ mũi. Lựa chọn siro ho cảm thảo cho bé uống được chứng nhận an toàn cho trẻ sơ sinh, giúp giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế bệnh tiến triển nặng.  

Mẹ nên chọn siro ho cảm cho bé được phát triển từ bài thuốc dân gian được bảo chứng hiệu quả qua nhiều thế hệ, với các thành phần Quất, Húng chanh, Cát cánh, Gừng, Mật ong… Sự kết hợp từ dịch chiết của các vị dược liệu tạo nên siro ho cảm hỗ trợ giải cảm, giảm ho, tiêu đờm. Nhờ đó mà trẻ giảm khó chịu và hồi phục mà không cần sử dụng quá nhiều sản phẩm điều trị cùng lúc. 

Chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo, chọn siro thảo dược cho trẻ sơ sinh cần đảm bảo từ khâu nguyên liệu sạch đến công nghệ sản xuất hiện đại. Theo đó, tiêu chuẩn cao nhất về dược liệu để bào chế siro ho cảm là đạt chuẩn GACP-WHO (thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới) và sản xuất tại nhà máy với dây chuyền sản xuất đạt chuẩn GMP – WHO. 

Trường hợp trẻ bị ho, đờm sổ mũi được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Mẹ hoàn toàn có thể duy trì cho bé dùng kháng sinh kết hợp với siro ho cảm thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị. 

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA