Các bậc phụ huynh cần có biện pháp bảo vệ, chăm sóc khi trẻ trước bệnh về đường hô hấp kèm triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi… và dễ dàng thích ứng với thời tiết giao mùa, mưa lạnh.
Tại sao giao mùa trẻ ho, sổ mũi?
Thời tiết giao mùa, mưa lạnh tỷ lệ trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thường tăng cao. Vì sao có hiện tượng đó?
Thời điểm luân chuyển giữa các mùa, nhất là mùa thu đông thường mưa lạnh nhiều, ẩm thấp xen kẽ nắng hanh hao. Không khí ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus, vi khuẩn, nấm mốc… gây bệnh về đường hô hấp.
Mũi là “cửa ngõ” của đường hô hấp. Ở trẻ nhỏ, chức năng “hàng rào” của niêm mạc mũi chưa hoàn thiện. Mùa đông, chất nhầy ở mũi khô và dính hơn. Điều này lý giải vì sao thời điểm giao mùa thu-đông trẻ sơ sinh thường mắc bệnh đường hô hấp trên với triệu chứng điển hình là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ho, khò khè có đờm…
Trẻ sơ sinh hay bị khò khè ho đờm, sổ mũi khi thời tiết thay đổi.
Cấu trúc mũi, hầu, họng ngắn, hẹp. Do đó các yếu tố xâm nhập dễ dàng đi xuống đường hô hấp dưới (phế quản, phổi). Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, nên cơ thể không đủ khả năng “chống chọi” lại tác nhân gây bệnh. Chỉ cần vài triệu chứng ho, đờm, sổ mũi thông thường cũng có thể chuyển biến gây viêm đường hô hấp dưới: viêm họng, viêm phế quản phổi, viêm phổi…
Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp thường có các dấu hiệu khởi phát là ho, đờm, chảy nước mũi, nghẹt mũi… Đây là “thời điểm vàng” để bố mẹ theo dõi, chăm sóc sức khỏe con kịp thời, bệnh sẽ chóng khỏi, con cũng nhanh hồi phục hơn. Nếu không xử lý đúng cách, các triệu chứng trên có thể chuyển nặng, làm trẻ khò khè, viêm phế quản, viêm phổi, khó thở, suy hô hấp…
Xử lý trẻ bị ho, sổ mũi khi giao mùa mau hồi phục
Theo các chuyên gia Nhi khoa, trẻ bị ho, sổ mũi đều có thể xử lý tại nhà đúng cách, kịp thời có thể giúp sớm trẻ giảm các triệu chứng khó chịu, tăng cường hệ miễn dịch, góp phần ngăn ngừa khả năng bệnh chuyển nặng, biến chứng…
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng khi trẻ bị ho, sổ mũi. Trẻ cần được ăn thực phẩm mềm và dễ nuốt ( đủ 4 nhóm chất, tăng cường rau xanh, trái cây…). Trẻ sơ sinh tăng cường cho bú mẹ, còn trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên cho uống nhiều nước và sữa để làm loãng dịch mũi, giảm nghẹt mũi.
Cha mẹ cần chủ động phòng bệnh cho trẻ trước sự biến đổi khó lường của thời tiết.
Bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen đi ngủ sớm và đủ giấc, hướng dẫn vệ sinh thân thể mỗi ngày. Trẻ bị ốm có thể cho tắm với nước gừng ấm do hơi nước gừng giúp giảm nghẹt mũi và làm ấm cơ thể.
Giữ ấm cho trẻ, phù hợp với thời tiết, nhiệt độ từng thời điểm trong ngày, nhất là ban đêm và sáng sớm nhiệt độ xuống thấp. Đối với trẻ sơ sinh không nên ủ quá ấm vì thân nhiệt trẻ cao dễ phát ban, nổi mẩn đỏ, nhiệt không thoát ra được, mồ hôi thấm ngược lại gây cảm lạnh.
Trẻ cần được ở phòng sạch sẽ, thông thoáng, tránh luồng gió mạnh trực tiếp (từ quạt, điều hòa hay ngoài tự nhiên). Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh như: bụi bẩn, nấm men…
Thời điểm thu đông cũng là lúc bố mẹ cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ mũi cúm mùa để được bảo vệ toàn diện.
Bố mẹ cũng cần lưu ý, trẻ bị ho, sổ mũi thông thường, dùng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng các loại thuốc ho gây ức chế phản xạ ho, thuốc kháng sinh có thể gây kháng thuốc và nhiều tác dụng phụ. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C, phụ huynh có thể cho dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo đúng chỉ dẫn, liều lượng.
Các bậc phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng siro ho cảm thảo dược khi mới chớm xuất hiện triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho. Sản phẩm chứa dịch chiết từ các vị thảo dược: Quất (tắc), húng chanh, cát cánh, gừng, mật ong… giúp trẻ giảm ho, tiêu đờm, giảm sổ mũi, nghẹt mũi và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Dược sĩ Lan Phương