Bé bị cảm gió (trúng gió) phải làm sao?

Do sức đề kháng còn yếu, bị cảm gió (trúng gió) là trường hợp xảy ra thường xuyên, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều. Vậy cha mẹ làm gì khi trẻ bị cảm gió? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ về cảm gió nhé!

1. Những thời điểm dễ khiến bé bị cảm gió

  • – Vào lúc giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ lạnh sang nóng khiến trẻ chưa kịp thời thích ứng nên trẻ dễ bị cảm gió, trúng gió.
  • – Khi thời tiết có mưa nhiều, dài ngày và có gió lạnh.
  • – Vào mùa đông, những ngày có nhiệt độ xuống thấp đột ngột.

>>> Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều, Cách chữa hiệu quả từ chuyên gia

Những thời điểm dễ khiến bé bị cảm gió

2. Biểu hiện cho thấy trẻ bị cảm gió

  • – Bé sẽ cảm thấy ớn lạnh sau gáy, sống lưng và cả chân, tay nữa, biểu hiện này chỉ có thể biết được ở những trẻ đã lớn, khi bé biết diễn tả được cảm giác của mình bằng từ ngữ. Còn đối với những bé nhỏ sẽ biểu hiện qua việc bé thường rùng mình, tay chân co cứng, da tím tái.
  • – Bé thường mệt lả, sốt ngoài rét trong, hay bị nhức đầu và choáng váng.
  • – Bé hay chảy nước mũi, nặng hơn còn bị nôn, đau bụng và tiêu chảy nữa.
  • – Với trường hợp nặng, bé có thể bị hôn mê và co cứng toàn thân lại nữa. Do vậy, nếu không được xử lý kịp thời rất nguy hiểm.

3. Cha mẹ làm gì khi bé bị cảm gió, trúng gió?

Khi dấu hiệu bị cảm gió, mẹ có thể ngay lập tức áp dụng cho con mẹo dưới đây để trị cảm gió, trúng gió cho trẻ em nhé!

– Cạo gió bằng trứng gà + đồng bạc:

+ Luộc 1 quả trứng gà lên, bóc bỏ vỏ rồi cắt đôi quả trứng, bỏ lòng đỏ, nhét đồng bạc to bằng đồng xu 2000đ, ấp 2 nửa quả trứng lại.

+ Bọc quả trứng bằng 1 chiếc khăn xô rồi nhúng vào chính nước luộc trứng (để nước hơi âm ấm) và lau cho bé.

+ Lau từ mặt đến cổ ngực, tay chân, lau xuôi theo người.

+ Nếu thấy bé đỡ ngay sau lần đánh gió đầu tiên thì bạn làm mỗi ngày 1 hoặc 2 lần. Còn không đỡ thì đưa bé đi bác sĩ thăm khám nhé.

Cạo gió bằng trứng gà + đồng bạc

– Xoa chân tay bé bằng rượu gừng:

Mỗi khi trẻ bị cảm gió, mẹ có thể xoa chân tay bằng rượu gừng cho bé tới khi tay chân của bé ấm dần lên.
Lấy 1 nhánh gừng ta giã nhỏ ra rồi cho vào khăn sữa của bé gói lại. Lấy 1 chén rượu đun sôi lên rồi nhúng nắm gừng ấy vào chén rượu dùng đánh gió cho bé.

Xoa chân tay bé bằng rượu gừng

– Đốt bồ kết cho ấm với rượu:

Khi trẻ bị trúng gió, mẹ có thể nướng mấy quả bồ kết bỏ hạt bằng rượu trắng rồi cứ thế đánh gió cũng rất công hiệu cho bé.

Lưu ý: Tuyệt đối các mẹ không cạo gió cho con bằng dầu gió nhé vì da con non, cạo gió như với người lớn sẽ làm rát.

>>> Xem thêm: Bé bị cảm phải làm sao? +Cách trị cảm trẻ em ít ai biết

4. Biện pháp phòng ngừa hạn chế cảm gió cho trẻ:

Sức đề kháng còn yếu nên cảm gió, trúng gió là trường hợp thườn hay xảy ra đối với trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần có biện pháp hạn chế trẻ bị cảm gió, như:

  • Khi nhận thấy có sự thay đổi thời tiết, lập tức phải giữ ấm cho trẻ bằng việc mặc đủ quần áo ấm. Khi đi ra ngoài vào thời tiết lạnh, cần đội mũ, đeo kính, khẩu trang, khăn quàng cổ và cả găng tay, tất chân nữa.
  • Khi tắm cho trẻ, cần lau khô người rồi mới mặc quần áo và không để trẻ ở nơi có gió lùa.
  • Không để trẻ nằm trong phòng điều hòa quá lâu với nhiệt độ thấp.
  • Nên đeo tất chân cho trẻ thường xuyên, kể cả khi ở nhà nếu thời tiết lạnh.

Trên đây là bài viết về các vấn đề xoay quanh bé bị cảm gió, trúng gió hi vọng sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho cha mẹ trong việc chăm sóc bé yêu. Chúc các bé phát triển khỏe mạnh.

DS.Hương Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA