+6 Cách chữa sổ mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả

Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Dù cho ba mẹ giữ ấm cho bé rất kỹ mà bé vẫn hay gặp phải. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân cách chữa sổ mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhỏ bằng dân gian không cần dùng thuốc an toàn, hiệu quả.

+6 Cách chữa sổ mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả2

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi

Dịch nhầy được sinh ra trong mũi và các xoang giúp giữ ẩm mũi, sau đó thường được nuốt vào trong cơ thể. Nhiều tình trạng có thể khiến mũi và các xoang sản sinh quá nhiều, dẫn đến nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, bao gồm:

  • Cảm lạnh và cúm: Các bệnh lý này có thể tăng tiết dịch nhầy quá mức, dẫn đến tắc nghẽn các xoang trong mũi. Nguyên nhân do cơ thể có tình trạng nhiễm trùng, do vi khuẩn hoặc virus. Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cúm có thể kèm các triệu chứng khác như ho, nặng mặt, mệt mỏi. Cảm lạnh không gây sốt.
  • Thời tiết lạnh: Khi không khí lạnh, khô, mũi có xu hướng tăng tiết dịch để làm ẩm, làm ấm không khí hít vào. Đây là phản ứng bảo vệ cơ thể, có thể hết khi không còn tiếp xúc với khí lạnh nữa
  • Khóc: Nước mắt được cơ thể tiết ra khi khóc sẽ thoát vào xoang mũi thông qua các kênh dẫn nước mắt.
  • Nhiễm trùng: Các xoang trên mặt có thể thông vào mũi. Nếu có nhiễm trùng tại amidan vòm hoặc xoang, ví dụ viêm xoang, sẽ dẫn đến tăng tiết quá mức dịch nhầy nhiễm trùng.
  • Viêm mũi dị ứng: các phản ứng với tác nhân gây dị ứng, như ve bụi, mảnh da hoặc lông vật nuôi, hoặc phấn hoa, có thể dẫn đến đáp ứng miễn dịch gây sản sinh quá mức dịch nhầy có thể do phản ứng của mũi với các tác nhân kích thích, như nước hoa, chất ô nhiễm, khói hoặc đồ ăn cay.
  • Phì đại cuốn mũi: các cuốn mũi, bao gồm các xương nằm bên trong mũi, có thể bị sưng do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Điều này dẫn đến tắc nghẽn các xoang trong mũi khiến dịch trong mũi khó thoát ra và gây nghẹt mũi.
  • Sưng amidan vòm: sản sinh dịch nhầy quá mức có thể gây ra sưng amidan vòm, là tổ chức mô phía sau mũi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em.
  • Polyp mũi: trên các niêm mạc mũi có thể hình thành các tổ chức hình dạng như quả nho. Cơ thể có thể coi các polyp đó là dị vật và kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân này, gây tăng tiết dịch nhầy quá mức.
  • Dị vật: sự xâm nhập của các dị vật vào mũi thường xảy ra ở trẻ em, bao gồm các loại hạt, mảnh đồ chơi xếp hình và các vật thể nhỏ khác. Khi đó, cơ thể sẽ phản ứng thông qua đáp ứng miễn dịch và có thể sản sinh dịch nhầy có mùi hôi.

Một số nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa: u nang mũi, hẹp lỗ mũi sau, lệch vách ngăn mũi. Tuy nhiên, ít xảy ra hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi

2. Trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi có nguy hiểm không? Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện?

Nghẹt mũi và chảy nước mũi là bệnh lý nhẹ, thường có thể xử trí tại nhà bằng các biện pháp không dùng thuốc. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây, cần đưa trẻ tới bệnh viện: Dịch tiết ở mũi chứa máu, dịch trong suốt sau khi chấn thương vùng đầu, kèm theo đau xoang, dịch màu xanh hoặc vàng, hoặc các triệu chứng kèm theo sốt kéo dài trên 10 ngày. Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi và có sốt, hoặc nếu tình trạng chảy nước mũi, hoặc nghẹt mũi gây khó thở hoặc khó cho trẻ ăn.

3. Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi uống thuốc gì?

Việc lựa chọn biện pháp điều trị bằng thuốc được quyết định bởi nguyên nhân gây nghẹt mũi và hoặc viêm mũi. Một số nguyên nhân có thể cần phẫu thuật để giải quyết như, hẹp lỗi mũi sau, lệch vách ngăn mũi, mắc dị vật, u nang mũi hoặc polyp mũi. Thuốc không phải là lựa chọn hàng đầu trong các trường hợp hắt hơi, sổ mũi ở trẻ. Các thuốc có thể sử dụng trong quá trình điều trị:

Thuốc kháng sinh hoặc kháng virus:

Kháng sinh chỉ có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn (chiếm khoảng 10% các trường hợp viêm mũi họng ở trẻ) như nhiễm khuẩn xoang hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn. Thuốc kháng virus có tác dụng với cúm, nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong giai đoạn sớm của bệnh. Các loại thuốc này đều không nên dùng cho cảm lạnh.

Thuốc kháng histamine

Có tác dụng làm khô dịch nhầy và điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, có thể gây suy hô hấp ở trẻ do làm quánh dịch.

Thuốc chống sung huyết mũi dạng xịt hoặc nhỏ

Bệnh nhân nên tuân thủ thời gian dùng thuốc bao gồm “3 ngày dùng” và “3 ngày không dùng” khi sử dụng các thuốc này, do thuốc có thể gây sung huyết bật lại.

Tất cả các thuốc trên đều được FDA khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, do lợi ích không vượt lên so với nguy cơ.

4. 6 Cách chữa sổ mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả

Hầu như các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong có thể được xử lý dễ dàng với các biện pháp đơn giản. Các biện pháp này có thể giúp bệnh nhân dễ chịu hơn cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Bù dịch

Trẻ nên được bù dịch đầy đủ, giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ tống ra khỏi cơ thể. Nếu trẻ bị mất nước, dịch nhầy có thể trở nên dính và đặc, dẫn đến tắc nghẽn.

Trà nóng

Hơi nóng từ cốc trà nóng có thể giúp dịch nhầy loãng hơn và dễ long ra. Một số loại trà chứa thảo mộc có tác dụng kháng histamine, chống viêm và chống sung huyết nhẹ như cúc La mã, gừng, bạc hà.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm có hiệu quả tương tự như dùng trà nóng. Việc thêm vào nước tắm một vài giọt dầu tràm-khuynh diệp sẽ cho tác dụng giảm sổ mũi, nghẹt mũi lớn hơn.

Xông hơi mặt

Hít vào hơi nước ấm trong quá trình xông hơi có thể làm giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi. Kết quả từ một nghiên cứu 2015 cho thấy việc điều trị cảm lạnh bằng cách hít vào hơi nước nóng có thể giúp ngắn giai đoạn hồi phục bệnh khoảng 1 tuần.

Rửa mũi

Đối với trẻ nhỏ, có thể làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:

  • Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
  • Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.

Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách.

  • Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại.
  • Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ.
  • Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn.

+6 Cách chữa sổ mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả3

Dùng máy tạo ẩm không khí

Thiết bị tạo ẩm không khí có thể giúp làm loãng dịch nhầy, giúp dễ dàng tống ra khỏi có thể và giữ ẩm hốc mũi.

Trên đây là một số cách trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ tại nhà, các mẹ có thể áp dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược cũng góp phần làm giảm nhanh triệu chứng và tăng sức đề kháng cho trẻ.

5. Cách chữa sổ mũi cho trẻ bằng dân gian, không cần dùng thuốc

Theo Đông y, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi trong… là giai đoạn sớm của cảm mạo. Cảm mạo thường do rối loạn chức năng của phế vệ, đó là hệ thống bảo vệ trên bề mặt cơ thể ngăn cản sự xâm nhập của tà khí từ bên ngoài. Phương pháp điều trị chủ yếu trong giai đoạn này là “giải biểu, tuyên tán” nhằm đẩy lùi các tác nhân gây bệnh qua bề mặt cơ thể.

+6 Cách chữa sổ mũi, chảy nước mũi cho trẻ nhỏ hiệu quả5

Các bài thuốc dân gian được sử dụng lâu đời như quất (tắc) hoặc chanh đào ngâm mật ong, húng chanh hấp đường phèn.. cũng dựa trên nguyên lý điều trị này.

Các thảo dược có tính cay, ấm như quất (tắc), gừng, húng chanh… có tác dụng giải biểu, tán hàn giúp giảm ho, giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Các nghiên cứu Tây y cũng cho thấy dịch chiết húng chanh có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng như một “kháng sinh thực vật”.

Mật ong và đường phèn vừa có tác dụng điều vị cho trẻ nhỏ, nhưng quan trọng hơn là tác dụng bổ dưỡng để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch

Trong các bài thuốc điều trị cảm, ho, sổ mũi các lương y có thể gia giảm thêm cát cánh, mạch môn. Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh, chống viêm và giảm ho. Mạch môn có hiệu lực chống viêm, giảm sưng, đau cho trẻ.

Các  mẹ hoàn toàn có thể tự chế biến thuốc ho ở nhà cho con, tuy nhiên cần lưu ý chọn thảo dược không nhiễm vi sinh vật hay thuốc bảo vệ thực vật, được chuẩn hóa từ trồng trọt tới thu hái. Những thành phần trên sẽ không gây hại cơ thể trẻ khi dùng dài ngày, đồng thời, đảm bảo hiệu quả sản phẩm

Ngoài ra, ở nhà thuốc cũng có bán nhiều loại siro ho-cảm thảo dược dễ dàng sử dụng, không mất thời gian chế biến. Các mẹ nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định chất lượng bởi bộ y tế.

Theo: Dược sĩ Trần Lan Phương

Tìm hiểu thêm về sản phẩm cải thiện triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại đây

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA