Tóm tắt nội dung
Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch suy yếu nên bà bầu rất dễ mắc các loại bệnh khác nhau. Trong số đó không thể không nhắc đến hắt hơi sổ mũi khi mang thai, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, bà bầu rất lo lắng không biết cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu như thế nào là đúng, an toàn và hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao cần chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu ?
– Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi khi mang thai do đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như: Khói, bụi bẩn, thời tiết, phấn hoa.. hoặc do mắc các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính hoặc cảm cúm…
– Bà bầu dễ mắc các bệnh lý do sự suy giảm hệ miễn dịch, phổ biến nhất là bệnh cúm, biểu hiện bằng triệu chứng hắt hơi sổ mũi, nhất là khi thời tiết chuyển mùa hoặc không khí lạnh mùa đông càng làm cho bà bầu có nguy cơ bị hắt hơ sổ mũi.
– Trường hợp bà bầu hắt hơi, sổ mũi do dị ứng thường hắt hơi dài từng cơn, xảy ra trong nhiều giờ, nước mũi trong, nhiều, nghẹt mũi, cảm giác ngứa khó chịu, đầu nhức, đôi khi có cảm giác căng ở vùng xoang mặt.
– Có trường hợp bà bầu hắt hơi, sổ mũi theo chu kỳ. Tình trạng này xuất hiện mỗi khi ngủ dậy, giảm đi trong ngày và xuất hiện trở lại khi gặp gió, tiếp xúc với bụi bẩn. Ban đầu nước mũi trong sau đó đặc thành mủ, nước mũi chảy thành từng đợt.
– Trong suốt thai kỳ, nhau thai còn sản sinh một lượng lớn estrogen, làm tăng sản xuất chất nhầy và có thể gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi ở bà bầu. Estrogen xuất hiện có thể gây sưng, viêm ở trong mũi, cản trở quá trình thở bình thường khiến bà bầu cảm thấy rất khó chịu.
>>> Mời bạn xem thêm: Mẹo chữa trị sổ mũi cho bà bầu bằng tỏi an toàn hiệu quả
2. Hắt hơi, sổ mũi ở bà bầu có ảnh hưởng tới thai nhi?
– Nếu bà bầu hắt hơi, sổ mũi đơn thuần, không kèm theo các dấu hiệu ho, đau họng hay sốt…sẽ không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
– Nếu bà bầu hắt hơi, sổ mũi kéo dài mà điều trị không dứt điểm khiến hệ miễn dịch suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ.
– Bà bầu bị hắt hơi sổ mũi kèm các dấu hiệu khác như nghẹt mũi, đau đầu nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng khá nguy hiểm như thai nhi dị tật, sinh ngon hoặc suy thai… Các bà bầu cần đến bệnh viện khám để có phác đồ điều trị hiệu quả.
3. Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu
Các bà bầu hắt hơi, sổ mũi cần hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nên khi bị hắt hơi, sổ mũi nếu có thể, tốt nhất nên dùng thực phẩm để điều trị, như:
– Nước muối sinh lý: Nhỏ mũi bằng nước muối là biện pháp trị sổ mũi hắt hơi cho bà bầu khá hiệu quả. Phương pháp này giúp làm loãng các chất nhầy ở mũi, làm sạch và thông thoáng mũi, giảm nhẹ cảm giác khó chịu và khó thở.
– Muối ăn: muối luôn có sẵn trong tủ bếp của các bà nội trợ. Hòa một ít muối với nước ấm vừa xúc miệng vừa rửa mũi hàng ngày sẽ khiến triệu chứng hắt hơi sổ mũi giảm hẳn. Chú ý không nên pha nước muối quá mặn có thể làm tổn thương họng.
– Tỏi: nên sử dụng thường xuyên tỏi trong các bữa ăn hàng ngày, vì trong tỏi có chứa chất kháng viêm và trị hắt hơi sổ mũi ở bà bầu khá hiệu quả.
>>> Xem thêm: 9 Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất siêu hiệu quả ngay
– Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết giúp tăng cường sức khỏe. Các bà bầu có thể pha nửa quả chanh với 1 cốc nước ấm mỗi ngày giúp phòng ngừa hiệu quả hắt hơi sổ mũi ở bà bầu và tăng cường vitamin. Chanh giúp giảm dịch nhày trong cổ họng giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Hoặc bà bầu thường xuyên uống nước ép cam, nước ép các loại rau quả để bổ sung chất đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng chống được bệnh tật.
Nếu trường hợp bà bầu hắt hơi sổ mũi kéo dài không đỡ, kèm theo sốt, ho, đau đầu thì bà bầu nên đến viện khám và điều trị theo phắc đồ của bác sĩ.
4. Phòng tránh hắt hơi sổ mũi cho bà bầu như thế nào?
Bà bầu hắt hơi sổ mũi nên biết cách phòng bệnh như:
– Chăm sóc cơ thể toàn diện: Khi trời lạnh, các bà bầu cần giữ ấm cơ thể, tăng độ ẩm trong nhà để tránh tình trạng mũi bị khô.
– Tránh tuyệt đối các chất kích thích trong môi trường ví dụ như khói thuốc lá, bụi, lông động vật, phấn hoa,… tránh gây tổn thương niêm mạc mũi.
– Nên tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
– Súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
– Bất cứ khi nào ra ngoài nên cẩn thận mang theo một chiếc áo mưa. Vì mưa nắng thất thường, nếu bị mưa bà bầu dễ hắt hơi sổ mũi do bị nhiễm lạnh,
– Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có sức đề kháng yếu hơn bình thường, nguy cơ lây bệnh cao.
– Tra thuốc nhỏ mũi hàng ngày để vệ sinh mũi.
Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu rất đơn giản, dễ áp dụng. Vì vậy các bà bầu đừng lơ là bỏ qua dấu hiệu hắt hơi sổ mũi nhé. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bố biết cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu. Chúc các mẹ và bé yêu khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!
Theo DS.Hương Giang