Bạn nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi

Nghẹt mũi, sổ mũi là triệu chứng gây nhiều khó chịu cho trẻ nhất là khi trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm… Triệu chứng này khiến bé ngủ không ngon, phải thở bằng miệng dẫn đến khô rát họng, đau họng. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi để giúp trẻ dễ chịu hơn?

1. Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi

Nghẹt mũi, sổ mũi là triệu chứng ban đầu của khá nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Phổ biến nhất là các bệnh sau đây:

–  Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên nghẹt mũi, thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Các mẹ đừng chủ quan khi nghĩ chỉ mùa đông bé mới bị cảm lạnh còn mua hè thì không. Ngay cả trong mùa hè các bé vẫn có nguy cơ nhiễm lạnh cao. Đôi khi vì bé mải chơi, đổ nhiều mồ hôi, khiến mồ hôi thấm ngược trở lại hoặc nằm trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp cũng dễ gây cảm lạnh. Trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.

–  Cảm cúm: Là do virus và vi khuẩn tấn công, tình trạng bệnh có mức độ nặng hơn cảm lạnh. Cảm cúm sẽ khiến trẻ sốt nặng, đau họng, chán ăn, quấy khóc…

–  Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi… Sổ mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.

–  Mắc kẹt dị vật trong mũi: Đây là trường hợp khá nguy hiểm mà cha mẹ nên chú ý. Khi trẻ chơi vô tình làm rơi dị vật vào mũi sẽ làm cho niêm mạc mũi bị tổn thương, thậm chí là chảy máu. Ngoài ra, đối với trẻ mới sinh trong vòng 1 – 3 tháng thì thường sẽ dính nước nhầy của bào thai trong mũi chưa được làm sạch cũng gây nên sổ mũi, khó thở.

>>> Cách chữa nghẹt mũi hiệu quả cho trẻ sơ sinh

lam-gi-khi-tre-bi-so-mui

2. Cần làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi

Phần lớn các bệnh lý liên quan đến nghẹt mũi đều là các bệnh đường hô hấp, do đó khi thấy bé ngạt mũi các mẹ nên:

–  Việc đầu tiên các mẹ nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi là làm sạch bầu không khí xung quanh bé. Luôn phải giữ cho không gian sạch sẽ, thoáng mát, mát vào mùa hè và ấm, kín gió vào mùa đông. Phòng ngủ hoặc phòng bé chơi, sinh hoạt phải trong lành, không khói bụi, khói thuốc, khói bếp… Hạn chế thú nuôi như chó, mèo chơi gần bé vì lông những thú nuôi này có thể làm cho chứng nghẹt mũi của bé nặng hơn, thậm chí dẫn đến hen suyễn.

–  Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi: Đối với trẻ bị nghẹt mũi, các mẹ nên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho con mỗi ngày 3 – 4 lần trước khi cho bé bú hoặc ăn, trước khi đi ngủ. Sau khi đã nhỏ hoặc xịt vào mũi, hãy mát xa hai bên cánh mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy bên trong, sau đó lấy tăm bông nhỏ và mềm khuấy nhẹ lấy sạch chất nhầy. Khi dịch nhầy được đào thải sẽ góp phần đẩy mầm bệnh ra bệnh ra bên ngoài, giúp mũi thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý không được tự pha nước muối mà hãy mua ở các hiệu thuốc vì có thể khi tự pha sẽ không vệ sinh và tỷ lệ nước – muối không chuẩn khiến cho vùng mũi bị bong tróc, tổn thương.

–  Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé thở dễ dàng hơn. Cách này giúp trẻ bị nghẹt mũi thấy dễ chịu hơn nhiều.

–  Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ: Đây là việc nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi vì khi ngủ sẽ dễ chảy nước mũi ngược vào trong gây ho và nghẹt. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy kê gối cao hơn bình thường để giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn, tránh quấy khóc về đêm.

–  Tắm cho trẻ bằng nước ấm nhỏ 3-5 giọt tinh dầu tràm – khuynh diệp.

lam-gi-khi-tre-bi-nghet-mui-01

>> Xem thêm:

Thuốc trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả

–  Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý: Trong quá trình trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ nên chú ý chăm sóc con thật tốt, quan trọng nhất chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn. Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì người mẹ phải bồi bổ đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản và uống nước cam thường xuyên. Cho bé bú nhiều lần: Đối với trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn bình thường. Với trẻ lớn tăng cường cho trẻ ăn thêm hoa quả tươi để bổ sung vitamin và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

–  Hút mũi: Nếu bé nghẹt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho bé. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi. Tránh không hút mũi quá nhiều lần có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Đây là việc nên làm cho trẻ bị nghẹt mũi nhưng không nên quá lạm dụng.

Khi nghẹt mũi nặng, mà dân gian nhiều nơi vẫn gọi là “cứng mũi” thì bé có thể cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng, làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cho cơ thể đặc biệt là não, rất nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần bỏ túi ngay những việc nên làm khi trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi để làm giảm chứng bệnh này ở trẻ.

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA