Tóm tắt nội dung
Sức đề kháng chính là một bức tường vững chắc giúp bảo vệ cơ thể của chúng ta được khỏe mạnh trước những tác nhân gây bệnh hay yếu tố nguy cơ gây bệnh. Khi mang bầu, sức đề kháng của người phụ nữ bị suy giảm, không còn sắc bén như trước nên rất dễ bị ho và nghẹt mỗi khi thay đổi thời tiết. Với người bình thường dấu hiệu này được coi là đơn giản, nhưng với bà bầu bị ho và ngạt mũi lại là điều cần đặc biệt quan tâm.
1. Ho, ngạt mũi là gì?
Nghẹt mũi là gì?
Ngạt mũi (nghẹt mũi) là hiện tượng một hay cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy làm bít tắc, lầm cho bà bầu không thở được bằng mũi dễ dàng. Như vậy, cơ thể sẽ có phản ứng thở bằng miệng, việc này sẽ khiến các bụi bẩn, không khí chưa được làm sạch, khô lạnh đi vào cơ thể làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp và gây nên một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh – khí – phế quản.
Khi đó miệng phải tiếp xúc với không khí đi ra đi vào sẽ bị khô, mất nước, gây khó chịu. Nghẹt mũi còn gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, không những khiến người bệnh ngủ không sâu giấc, dễ mất ngủ mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh do tiếng thở khò khè của bà bầu.
Ho là gì?
Ho là một phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm mục đích tống các dị vật ra khỏi đường thở như đờm, dịch… Bà bầu hay bị ho là do bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao. Ngoài ra, ho khi bầu bí còn do việc tăng tiết màng nhầy khiến chị em bị nghẹt mũi, dẫn đến ho, kể cả ho khan và ho có đờm. Nếu không được chăm sóc đúng cách, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tái đi tái lại bệnh, bị viêm đường hô hấp trên, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và thai nhi. Ngoài ra, tử cung gây áp lực lên ổ bụng, khiến dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, dẫn đến ho ở phụ nữ mang thai.
>>> Mời bạn xem thêm: 9+ Cách trị ngạt mũi cho trẻ em tại nhà hiệu quả, ít ai biết
2. Bà bầu bị ho và ngạt mũi nên làm gì để nhanh khỏi
Trước đây, phần lớn các bà bầu bị ho, ngạt mũi thường lựa chọn ra hiệu thuốc tự mua thuốc về uống hay dùng các biện pháp dân gian, chỉ có một số ít bà bầu đi đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và cho thuốc.
Việc dùng thuốc sai cách có thể đem đến những hiểm họa khôn lường đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai, khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.
Một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần làm gì:
– Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.
– Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bà bầu sử dụng dưới dạng uống.
– Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen, hít hơi nước trong phòng tắm giúp mẹ bầu thông mũi khá hiệu quả. Cũng có thể sử dụng cách nhúng khăn mặt vào nước nóng rồi đặt trước mặt và hít thở hơi nóng từ khăn.
– Dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc phun sương, lưu ý theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu xịt vào mỗi bên mũi khoảng 5 – 10 phút sau sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Hoặc có thể sử dụng rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để giảm bớt dịch nhầy trong mũi.
– Súc miệng bằng nước muối: Có công dụng giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng
– Kê gối cao khi ngủ khiến bà bầu cảm thấy dễ thở hơn.
– Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng nhất là ban đêm khi ngủ. Cần lưu ý vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách, thay nước cho máy hàng ngày để tránh sinh sôi vi trùng…
– Luyện tập giúp làm dịu tình trạng ngạt mũi: Cần lưu ý tránh luyện tập ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng thêm.
– Tránh những chất kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu… vì chúng làm bạn cảm thấy khó chịu hơn.
– Đồ lạnh, đồ cay là những thực phẩm đầu tiên mà bạn nên tránh, vì chúng có thể gây kích thích và tổn thương niêm mạc đường hô hấp khiến cho các cơn ho trở nên dữ dội hơn. Trước khi ăn các đồ được để trong tủ lạnh cần lưu ý để ra ngoài cho bớt lạnh rồi mới ăn. Đối với trường hợp ho do dị ứng, cần tránh các đồ uống có ga, vì chúng có thể gây ra những cơn ho kéo dài.
– Không nên ăn nhiều vào ban đêm: Việc tiêu thụ quá nhiều vào ban đêm cũng gây ra những cơn ho vì lượng dịch vị trong dạ dày sẽ chảy ngược về ống thực quản, gây ra cảm giác kích ứng cho lớp thành bên trong của ống thực quản, khiến người bệnh bị ho.
– Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa các cơn ho là bạn nên ăn tối sớm và cố gắng duy trì khoảng thời gian từ bữa tối đến giờ đi ngủ tối thiểu là 2h.
>>> Mời bạn xem thêm: 9 Cách trị ho cho bà bầu nhanh nhất siêu hiệu quả ngay
Nếu tình trạng ho ngạt mũi khi mang thai không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn.
Ho, nghẹt mũi không phải là một bệnh mà là triệu chứng của bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi xoang… Tuy vậy chúng có thể gây ra nhiều hậu quả không lường cho cẩ bà mẹ và thai nhi nếu không được điều trị đúng cách. Vì vậy các mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức về “Bà bầu bị ho và ngạt mũi nên làm gì?” bổ ích trên đây.
Theo DS.Hương Giang