Bà bầu bị cảm, sốt phải làm sao? Kinh nghiệm xử lý hiệu quả

Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của bà bầu bị suy giảm, khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường. Cảm, sốt là một trong những hiện tượng sức khỏe mà các bà bầu thường mắc phải nhất. Tuy vậy, việc sử dùng thuốc điều trị cần hết sức thận trọng vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vậy khi bà bầu bị cảm sốt phải làm sao để có thể bảo vệ sức khỏe cho cả người mẹ và thai nhi?

1. Bà bầu bị cảm, sốt triệu chứng ra sao? 

Khi bị cảm, bà bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, mệt mỏi… có thể kèm theo cả sốt. Thông thường các triệu chứng kéo dài 5-7 ngày rồi thuyên giảm. Nhưng trong những trường hợp đặc biệt như cảm cúm do nhiễm virus cúm hay có bội nhiễm thêm vi khuẩn thì các triệu chứng trên rầm rộ, kéo dài hơn và có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa học ở Mỹ chỉ ra rằng nếu người mẹ đã bị sốt cao trong 3 tháng trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu thời kì mang thai, khả năng thai nhi bị dị tật sẽ là 11,2%. Nếu người mẹ bị nhiễm virus cảm cúm trong thời gian này, tỷ lệ thai nhi dị tật có thể cao gấp 2 lần với người mẹ mang thai không gặp triệu chứng cảm, sốt. Khi bà bầu sốt cao cộng với độc tính của virus có thể kích thích co bóp tử cung dễ gây ra hiện tượng sảy thai, sinh non.

1. Bà bầu bị cảm, sốt triệu chứng ra sao? 

2. Bà bầu bị cảm sốt thì phải làm sao?

Tìm gặp bác sĩ

Khi mang bầu chị em nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu bà bầu thấy mình có triệu chứng của bệnh cảm, sốt hãy đến gặp bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về sử dụng.

Theo dõi nhiệt độ và hạ sốt khi sốt cao

Nên nằm nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tránh để gió lùa. Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, nhất là khi thấy ớn lạnh, gai rét.

  • Khi sốt cao, nên cởi bỏ bớt quần áo, hạn chế đắp nhiều chăn. Dùng khăn ấm lau vào các vị trí nách, bẹn, cổ, lòng bàn tay, lòng bàn chân để tăng thải nhiệt qua da, làm mát cơ thể.
  • Khi sốt trên 38,5 độ C mà hạ thân nhiệt bằng phương pháp chườm ấm không hiệu quả thì có thể uống thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10-15 mg/kg cân nặng/1 lần, cách 4-6 tiếng nhắc lại nếu sốt cao ≥ 38,5 độ C, chú ý dùng không quá 4g/ngày.

Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ

Sử dụng nước muối sinh lý ấm để súc miệng thường xuyên sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ho, đau họng. Nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% giúp loại bỏ bụi bẩn, dịch tiết, làm cho đường thở thông thoáng, giảm chảy mũi và ngạt mũi. Không nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi gây co mạch vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

2. Bà bầu bị cảm sốt thì phải làm sao?1

Mời bạn xem thêm:

Bà bầu bị cảm có nên xông không? kinh nghiệm vàng cho mẹ

Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Điều trị thế nào hiệu quả

+9 Món ăn trị cảm cúm cho bà bầu hiệu quả ít ai biết

Áp dụng các bài thuốc dân gian trị cảm bà bầu hiệu quả

Quất xanh, mật ong:

Quất có thành phần chủ yếu là pectin, vitamin C, đường, acid hữu cơ. Quả quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn, có tác dụng chỉ khát, giảm ho. Quả quất được dùng làm thuốc chữa ho. Mật ong chứa glucoza, levuloza, saccarose, muối vô cơ, các acid hữu cơ, các men tiêu hóa, chất béo, protein, chất thơm. Vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội so với dextromethophan.

Các mẹ mua một ít quất còn xanh vỏ (khoảng 10 quả), về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra (để cả vỏ nhé), sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (có thể thay bằng đường) và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Khi quất còn ấm thì “nhấm nháp” vài thìa nhỏ, ăn 1 ngày vài lần sẽ hết ho và đau họng cực nhanh.

Gừng, chanh và mật ong:

Tinh chất gừng chứa tinh dầu, chất béo. Vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Dùng làm hết nôn, tiêu đờm, trong dân gian gừng dùng hỗ trợ tiêu hóa, dùng trong trường hợp kém ăn, cảm mạo, phong hàn.

Lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

Uống lá húng chanh:

Lá Húng chanh (còn gọi là tần dày lá hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng. Nếu không mua được lá húng chanh thì mẹ cứ mua lá tía tô, tuy không bằng lá húng chanh nhưng lá tía tô vẫn có tác dụng giải cảm rất tốt)

– Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó trộn với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước uống, ngày uống 2 lần.

– Cách 2: 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Khi bà bầu bị cảm, sốt cao nên ăn gì để giúp cơ thể phục hồi khỏe mạnh hơn? Cần lưu ý và áp dụng ngay những thực phẩm sau cho bữa ăn hằng ngày để có thể đẩy lùi bệnh hiệu quả.

  • Nên chế biến các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở… nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
  • Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn luôn đa dạng các loại rau củ, trái cây để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất và khả năng đề kháng cho cơ thể. Những loại trái cây có vị chua thường hợp khẩu vị với nhiều bà bầu cũng như bổ sung lượng vitamin C cần thiết, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế mất nước khi bị sốt cao. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít. Không nên uống nước đá để tránh nguy cơ bị viêm họng.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bà bầu biết phải làm gì khi bị cảm, sốt. Trong trường hợp đã áp dụng mọi cách để hạ sốt cho thai phụ mà nhiệt độ vẫn không giảm thì hãy nhanh chóng đưa đến trạm y tế gần nhất để được kiểm tra và xử trí kịp thời vì rất có thể thai phụ không bị cảm, sốt đơn thuần mà có thể là do một số trường hợp nhiễm trùng khác gây nên.

Chúc các mẹ có một thai kì an toàn!

Theo: DS Thu Giang

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA