Tóm tắt nội dung
Thời tiết trở lạnh, trẻ sơ sinh rất dễ sổ mũi, nghẹt mũi. Mẹ học ngay cách thực hiện bài thuốc từ lá hẹ đơn giản để có thể giúp con nhanh chóng khỏi sổ mũi, lại an toàn và dễ uống cho bé sơ sinh.
Vì sao trẻ sơ sinh bị sổ mũi?
Với hệ miễn dịch còn non nớt, trẻ sơ sinh dễ gặp các vấn đề về hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho…
Bình thường hốc mũi trẻ được phủ một lớp niêm mạc. Nó có nhiệm vụ tiết chất nhầy, giúp làm ấm và ẩm không khí khi đi qua mũi, lọc bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, góp phần bảo vệ cơ thể. Khi lớp niêm mạc này bị kích thích, nó sẽ tăng tiết dịch, gây tình trạng sổ mũi.
Dưới đây là một số nguyên do khiến bé sổ mũi:
Tiếp xúc với các chất gây dị ứng
Do niêm mạc mũi mỏng, khi tiếp xúc với gió mạnh, bụi, khói thuốc lá… trẻ có thể có phản ứng kích ứng: Chảy nước mũi, hắt xì… Nên bảo vệ bé sơ sinh của bạn khỏi các yếu tố này
Nhiễm lạnh, cúm
Do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, trẻ dễ bị virus gây bệnh tấn công hoặc lây bệnh từ mọi người xung quanh. Vì thế, cần hạn chế cho bé ở gần người bị cúm, cảm lạnh.
Có dị vật ở mũi
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bị sổ mũi do có dị vật bên trong. Đây là tình trạng ít gặp nhưng nguy hiểm, bố mẹ cần chú ý phát hiện sớm và cho con đi khám, can thiệp kịp thời. Dấu hiệu nhận biết: Trẻ khó thở, chảy dịch mũi màu, xanh, vàng hoặc đôi khi kèm máu.
Trẻ sổ mũi – Khi nào cần đưa đi khám?
Sổ mũi thông thường đa số xử trí đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu không trị sổ mũi đúng cách và nhận ra các dấu hiệu cảnh báo, tình trạng này có thể dẫn tới một số biến chứng như viêm phế quản, viêm tai giữa. Bố mẹ nên đưa con đi khám nếu thấy bé sổ mũi kèm các biểu hiện dưới đây:
- Dịch mũi của trẻ có màu bất thường (xanh, vàng, nâu đỏ…)
- Sốt cao
- Nôn ói, quấy khóc không ngừng
- Có dấu hiệu dị ứng
- Nghi ngờ có dị vật trong mũi con
Bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Hẹ là loại cây rất phổ biến, dễ trồng, dễ chăm. Trong những ngày trời lạnh, bài thuốc lá hẹ thái nhỏ chưng đường phèn có tác dụng trị ho cho trẻ rất tốt.
Theo tài liệu cổ, hẹ có vị cay, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận, làm ấm lưng gối.
Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Giáo sư, tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi cho biết, chất ođorin trong hẹ, có tác dụng kháng sinh đối với một số vi trùng. Nước ép hẹ tươi có tính chất kháng sinh rất cao đối với nhiều loại vi trùng. Nước hẹ không cay và nóng như tỏi nên trẻ nhỏ dễ dùng hơn. Để làm bài thuốc ho cho trẻ em, có thể lấy lá hẹ hấp với đường phèn trong nồi cơm hoặc đun cách thủy.
Lưu ý: Theo Đông y, hẹ kỵ mật ong và thịt trâu nên tránh kết hợp với các thức này.
Lưu ý khi trị sổ mũi cho bé sơ sinh
Hệ hô hấp cũng như toàn bộ cơ thể của bé sơ sinh còn rất non nớt, cần được bảo vệ thật tốt. Khi trị sổ mũi cho bé, mẹ chú ý cần tránh một số việc có thể gây hại cho con như: Tùy tiện dùng kháng sinh, thuốc nhỏ mũi; Rửa mũi quá thường xuyên, Hút mũi cho trẻ…
Nên nhỏ nước muối sinh lý ấm và có thể tự cuộn bấc sâu kèn từ giấy ăn để thấm nước mũi cho bé.
Xử trí sớm ngay khi thấy con bắt đầu chảy nước mũi trong có thể giúp chặn bệnh nhanh, không dẫn tới các biến chứng nếu trẻ sổ mũi do nhiễm lạnh, cảm… Trong trường hợp này, bên cạnh việc vệ sinh mũi đúng cách cho con, nên cho trẻ uống ngay Siro ho cảm có thành phần Quất (tắc), Húng chanh (tần dày lá), Cát cánh, Gừng… Sản phẩm không chỉ giúp trẻ nhanh khỏi sổ mũi, hắt hơi, ho, giúp tiêu đờm mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Dược sĩ Trần Lan Phương