Trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ có đặc trưng riêng về phát triển sinh lý cũng như một số bệnh lý. Mời các bố mẹ cùng tìm hiểu về đặc điểm bệnh lý ho cảm ở các bé độ tuổi đi học (từ 3 tuổi trở lên) và cách hỗ trợ, điều trị cho con sao cho hiệu quả:
Trẻ đi học bị viêm đường hô hấp sẽ có một số điểm sau
Giống như trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn vẫn có nhiều nguy cơ mắc viêm đường hô hấp. Trẻ đi học nằm trong độ tuổi 3-10, chủ yếu mắc viêm đường hô hấp trên, thể cấp tính. Các bệnh hay gặp ở trẻ bao gồm: viêm mũi, họng, cảm cúm, cảm lạnh.. Nguyên nhân chính là cảm lạnh với tác nhân phong hàn (mồ hôi thấm ngược, gió lạnh, thay đổi nhiệt độ, điều hòa…).
Hệ miễn dịch còn non nớt, chức năng cơ thể chưa hoàn thiện khiến tỷ lệ trẻ bị viêm đường hô hấp nhiều gấp 4-5 lần so với người lớn.
Tuy nhiên khả năng mắc của trẻ đi học có thể lớn hơn và bị bệnh sẽ kéo dài hơn do:
– Môi trường sinh hoạt chung, ăn chung tại lớp, chia sẻ đồ chơi, vật dụng trong lớp trẻ dễ bị lây nhau
– Trẻ chưa tự biết chăm sóc bản thân: Trong khi người lớn có ý thức phòng bệnh, như cảm nhận nhiệt độ để điều chỉnh trang phục thì trẻ em lại không có. Đôi khi việc nô đùa trên lớp khiến mồ hôi ra thấm ngược trở lại hay thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến trẻ bị cảm lạnh.
– Trẻ tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh hơn trẻ ở nhà: Không khí ô nhiễm trên đường, điều hòa trên lớp, không khí lạnh, mồ hôi khi chơi…
Rõ ràng, viêm đường hô hấp là bệnh thường xuyên mắc phải ở trẻ. Việc thường xuyên nghỉ học sẽ ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Điều trị ở trẻ tốt nhất có thể kết hợp với việc đi học, thuận tiện cho việc đi học, đến trường của trẻ nếu bệnh chưa thật sự ảnh hưởng tới sinh hoạt bình thường của trẻ.
Điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ đi học cần lưu ý điều gì?
Tập trung vào gốc của vấn đề là cảm, cần giải cảm triệt để cho trẻ bằng các thảo dược như gừng, quất, húng chanh. Bên cạnh đó, giảm nhẹ triệu chứng ho, đờm của trẻ giúp trẻ thoải mái hơn.
Hướng dẫn con cách tự chăm sóc bản thân: Hạn chế chơi đùa nhiều khi đang ốm. Cởi thoáng quần áo khi nhiệt độ lên cao. Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn.
Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc đến nơi đông người.
Khi trẻ mới có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi có thể cho trẻ sử dụng siro ho cảm thảo dược kết hợp viên ngậm dành riêng cho trẻ em
Nên kết hợp đa dạng để không ảnh hưởng tới việc đi học của con: Sử dụng siro uống khi trẻ ở nhà, dùng dạng gói cho trẻ khi đến trường. Ngoài ra, với trẻ trên 5 tuổi, dùng thêm các dạng viên ngậm trị ho thảo dược giúp giảm triệu chứng tức thời, giảm ngứa họng, đau họng và ho ở trẻ, có thể mang theo dễ dàng để trẻ dùng khi giờ ra chơi hoặc trên lớp học.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu sốt cao, li bì, bỏ ăn, thở nhanh, khò khè nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, cần sử dụng thêm kháng sinh để diệt khuẩn. Việc sử dụng siro ho cảm thảo dược và viên ngậm dành cho trẻ em sẽ giúp giải cảm, giảm triệu chứng mà không gây tác dụng phụ (mất phản xạ ho, ứ đọng dịch tiết gây suy hô hấp)
Ngoài ra, nên tăng cường bổ sung vitamin C, chiết xuất cúc tím, để tăng cường đề kháng cho con, đặc biệt trước những thời điểm giao mùa.
Dược sĩ Trần Lan Phương