Các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng khi trẻ sốt về đêm không rõ nguyên nhân hay trẻ bị nóng đầu, đổ mồ hôi nhưng tay chân bé rất mát, không bị sốt và không biết cách xử lý trong những trường hợp này như thế nào,… Để giải đáp các thắc mắc này cũng như biết được cách xử lý trường hợp trẻ bị nóng đầu, các mẹ tham khảo bài viết bé bị nóng nhưng không sốt thì phải làm sao sau đây nhé.
>>> Lời khuyên từ chuyên gia:
1. Phải làm sao khi bé bị nóng đầu nhưng không sốt
Nhiều trẻ có triệu chứng nóng đầu, nhưng tay chân lại mát bình thường và đổ mồi hôi nhiều khiến cha mẹ vô cùng lo lắng không biết trẻ có sao không, và đây thực sự là triệu chứng của bệnh gì…. Vậy bé bị nóng đầu nhưng không sốt là do nguyên nhân gì? Và làm sao để chấm dứt hiện tượng này.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt
- Nguyên nhân thứ nhất, do bài tiết mồ hôi: Bài tiết mồ hôi là một trong các chức năng cơ bản của da, việc mồ hôi tiết ra nhiều sẽ giúp giải độc, làm mát và điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Ở một số trẻ em, thậm chí cả người lớn đều có thể bị chứng tăng tiết mồ hôi và đa số tăng tiết mồ hôi là bình thường, do trạng thái cường giao cảm ở một số người. Cũng vì lí do này mà nhiệt lượng cơ thể tăng nên nhưng trẻ lại không hề bị sốt.
- Nguyên nhân tiếp theo là do thay đổi thời tiết. Có nhiều trường hợp trẻ không hề sốt mà do thời tiết nóng làm cho thân nhiệt của trẻ tăng lên cao hơn so với bình thường.
- Các mẹ cũng lưu ý nếu nhiệt độ trên nhiệt kế của trẻ từ 36 độ đến 37 độ là bình thường, cơn sốt của bé chỉ bắt đầu từ 37,5°C. Sốt là cách cơ thể bé chống lại những vi khuẩn, vi rút và đây thực sự là dấu hiệu của việc cơ thể trẻ cũng như sức đề kháng đang làm việc tốt. Vì vậy, khi bé sốt ở mức độ vừa phải, mẹ cũng không cần quá sốt sắng và lo lắng nhiều.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm loét họng ở trẻ nhỏ
3. Cách làm giảm hiện tượng trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt
- Cho trẻ mặc quần áo rộng thấm mồ hội, giữ cho cơ thể trẻ luôn thoáng mát. Mẹ cũng lưu ý phòng ngủ của trẻ nên rộng, có cửa sổ đế đón không khí bên ngoài, thoáng, luôn tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Tuy nhiên không được để trẻ tắm nước lạnh trong bất cứ điều kiện thời tiết nào. Dù trới có nóng thì vẫn phải dùng nước ấm để tắm và vệ siinh cho trẻ.
- Không nên cho trẻ đi phơi nắng quá nhiều hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thân nhiệt trẻ nóng thậm chí còn có thể dẫn đến ốm, sốt, và một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Có nhiều mẹ lầm tưởng cho trẻ phơi nắng nhiều có thể tăng hấp thụ Vitamin D để tổng hợp canxi tuy nhiên giờ phơi nắng của trẻ chỉ giới hạn trong khoảng 6 – 8 giờ sáng, cà buổi chiều là từ 4h30 đến 6 giờ.
- Trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng thường gặp tuy nhiên việc trẻ bị nóng quá lâu có thể dẫn đến phát ban, nổi mẩn, khó chịu, chán ăn và quấy khóc. Vậy nên khi đã tìm ra nguyên nhân mẹ cần giải quyết thật nhanh để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
- Nếu trẻ đang bú mẹ, thì mẹ cần cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, mẹ đang cho con bú cũng phải lưu ý chế độ ăn uống khoa học, đúng cách như chỉ dẫn dưới đây:
- Mẹ nên ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Các loại rau này không những chứa lượng vitamin và khoáng chất tốt mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, tốt cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh cũng sẽ khiến cho mẹ bớt nỗi lo bị táo bón và trĩ sau sinh.
- Mẹ lưu ý không ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển,… hay các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài,… vì những thực phẩm này nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa, dễ ảnh hưởng đến bé khi bú mẹ.
Lưu ý: Không phải bé bị nóng đầu nhưng không sốt là hiện tượng bình thường không cần để ý. Bên cạnh các nguyên nhân thông thường, nóng đầu cũng là dấu hiệu một số bệnh như bệnh còi xương hoặc lao sơ nhiễm.
>>> Kinh nghiệm cho mẹ: Những chú ý trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt
Vì vậy, mẹ cần theo dõi bé, nếu phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường nóng thường xuyên, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, chậm biết bò, chậm biết đi,… thì cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo: DS Thu Giang