Tóm tắt nội dung
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi, cha mẹ thường rất lo lắng vì luồng khí hô hấp của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều làm cho trẻ khó thở, khó hô hấp.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi là chuyện thường gặp ở những mẹ đang nuôi con nhỏ, vì sức đề kháng của bé còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng đặc trưng ở bé như: chảy nước mũi, hắt hơi nhiều, liên tục.
Bé sơ sinh chưa biết nói và chưa diễn đạt được cảm giác với mẹ có thể sẽ quấy khóc nhiều hơn thường ngày, thở khò khè vì vướng dịch đờm ở mũi và cổ họng. Với những trường hợp trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi dịch mũi lòng, mẹ có thể giúp bé dễ chịu hơn bằng cách thay đổi tư thế nằm của bé, nâng cao đầu hoặc bế đứng để bé dễ thở hơn.
Còn với những trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi nặng hay còn gọi là nghẹt cứng mũi, bé sẽ cảm thấy khó thở hơn, bé thở nhiều bằng miệng nên dễ mắc các bệnh về họng như ho khan, viêm họng, môi khô nứt nẻ…
Thỉnh thoảng dịch mũi loãng hơn sẽ chảy xuống cổ họng làm bé ngứa rát cổ họng và tiến triển từ ho khan thành ho có đờm. Trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi thường quấy khóc nhiều, bú mẹ ít hơn hoặc bú ngắt quãng, dễ bị sặc do bé khó thở.
Nhiều mẹ thắc mắc rằng chăm sóc cho bé rất cẩn thận, luôn giữ bé trong nhà và giữ ấm cho bé mà tại sao bé vẫn bị hắt hơi sổ mũi? Có thể do các nguyên nhân sau đây:
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi
Đây là triệu chứng ban đầu của khá nhiều loại bệnh đường hô hấp, phổ biến nhất là các bệnh cảm cúm, cảm lạnh. Mẹ có thể tham khảo các thông tin tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và những triệu chứng ở bé để nhận biết nguyên nhân ban đầu làm cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi do cảm lạnh
Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây ra tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Vào những ngày trời trở lạnh, nhất là những ngày đầu của đợt gió mùa, bé rất dễ bị cảm lạnh với các triệu chứng hắt hơi liên tục, chảy nước mũi nhiều đi kèm với các dấu hiệu khác như: sốt nhẹ, ho, đau rát họng… Trường hợp trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi nhẹ và không kèm theo các triệu chứng trên thì mẹ có thể yên tâm vì đây chỉ là phản ứng của cơ thể trẻ với sự thay đổi của thời tiết, cũng giống như trường hợp trẻ lần đầu ăn đồ cay nóng.
Còn trong trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi khi mới vài tuần tuổi, rất có thể nguyên nhân là do chất nhầy bào thai còn sót lại trong đường hô hấp của bé.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi do dị ứng
Dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng lại với các tác nhân từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn, virus… Nghẹt mũi, sổ mũi nhiều rất có thể là triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị dị ứng, đi kèm với đó là các triệu chứng da trẻ bị mẩn ngứa, phát ban hoặc đỏ mắt, chảy nước mắt nhiều, đỏ đầu mũi…
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi do bị cảm cúm
Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh cảm cúm và cảm lạnh là một nhưng thực tế, bệnh cảm cúm nặng hơn và nguy hiểm hơn, đặc biệt với trẻ sơ sinh cơ thể yếu ớt. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh cảm cúm ở trẻ là sổ mũi nghẹt mũi, mệt mỏi, lạnh run người, đau ê ẩm cơ tay, cơ chân, đau họng, sốt cao, chán ăn và khó thở.
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi do có dị vật trong mũi
Trường hợp này là nguy hiểm nhất, khi bé chơi và vô tình làm mắc dị vật vào trong mũi sẽ gây nghẹt mũi, khó thở. Niêm mạc mũi bé bị tổn thương sẽ gây phản ứng tiết nhiều dịch và chảy nước mũi nhiều, có thể kèm theo cảm giác đau
2. Sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi
Với văn hóa coi trọng những kinh nghiệm dân gian truyền lại, nhiều mẹ hiện nay vẫn tự điều trị các triệu chứng hắt hơi sổ mũi, nghẹt mũi, cảm sốt cho bé theo các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên có rất nhiều mẹo chữa trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi không đúng khoa học khiến bé bị nặng hơn và có thể là mầm bệnh tiến triển thành các bệnh viêm mũi họng khác. Một số sai lầm phổ biến mẹ thường mắc phải khi chăm sóc các bé bị hắt hơi sổ mũi là:
- – Dùng miệng để hút mũi khi trẻ sơ sinh bị hắt hơi sổ mũi. Mẹ tuyệt đối không được làm như vậy vì hành động này gây hại không nhỏ cho đường hô hấp của bé. Khi dùng miệng hút mũi, mẹ sẽ vô tình làm bí hơi, tăng áp lực, ảnh hưởng đến cánh mũi và sụn khớp vốn non nớt của bé. Bên cạnh đó, trong khoang miệng của mẹ không phải là môi trường vô trùng mà ngược lại, chứa rất nhiều vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong mũi của bé.
- – Tự tiện cho bé dùng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi hắt hơi dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Nhiều trường hợp mẹ cho bé sử dụng kháng sinh quá sớm, không đúng liều lượng làm cho bé bị kháng kháng sinh, rất khó điều trị dứt điểm.
- – Mẹ mặc quá nhiều quần áo cho bé: Do tâm lý quá lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bé, sợ bé lạnh khi bị hắt hơi sổ mũi nên mẹ thường mặc quá nhiều quần áo đắp ấm cho bé khiến bé ngột ngạt, hạn chế sự trao đổi chất qua da. Nhiều khi mẹ mặc quá ấm cho bé khiến bé bị nóng, mồ hôi toát ra thấm ngược trở lại da làm bé bị cảm lạnh nặng hơn.
- – Kiêng tắm cho bé: Nhiều mẹ lo sợ bé bị lạnh nên kiêng tắm khi trẻ sơ sinh hắt hơi sổ mũi mà không biết rằng kiêng tắm dễ làm tăng khả năng vi khuẩn sinh sôi tấn công cơ thể bé. Các mẹ nên tắm nước ấm cho trẻ, ở nơi kín gió. Chú ý tắm càng nhanh càng tốt và lau khô, mặc kín cho trẻ trước khi đưa trẻ ra ngoài.
Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi, mẹ không nên quá lo lắng mà mắc phải các sai lầm trên đây, mẹ cần để tâm đến bé nhiều hơn, chú ý theo dõi các diễn biến sức khỏe của bé để có hướng chắc sóc và điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả hơn.
Theo DS Thu Giang