Tóm tắt nội dung
Chắc các bà mẹ chả lạ gì hiện tượng bé bị ho có đờm vào buổi sáng tuy nhiên thường chủ quan do nghĩ hiện tượng này chỉ giống như một triệu chứng khi trẻ bị nhiễm lạnh. Cũng vì lí do đó mà khi được điều trị bệnh tình của trẻ đã chuyển nặng. Vậy có những nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng trẻ bị ho có đờm vào buổi sáng, và phải làm thế nào để giảm hiện tượng này ở trẻ.
1. Nguyên nhân vì sao bé bị ho có đờm vào buổi sáng
Bé bị ho có đờm là hiện tượng khi thức dậy bé thường ho và tiết nhiều đờm loãng hoặc đờm đặc màu trắng đục hoặc xanh. Đây có thể được coi là một trong các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm xoang hay còn được biết đến với cái tên viêm phế quản. Cha mẹ hoàn toàn có thể nhận thấy bé bị ho có đờm vào buổi sáng khi trẻ ho kèm theo cảm giác nặng nề nơi ngực, mệt và khó thở.
Những lưu ý khi bé bị ho có đờm vào buổi sáng
Một số chú ý cho các mẹ trong quá trình điều trị ho có đờm ở trẻ:
- Nếu quyết định điều trị bệnh với thuốc, các mẹ nên lưu ý dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng các loại thuốc không đúng liều lượng cũng như tình trạng ho của bé.
- Bé bị ho có đờm đôi khi không cần dùng đến thuốc, vậy nên các mẹ cũng đừng vội vàng cho bé uống thuốc ngay mà nên tìm đến các biện pháp khác.
Loại trừ các nguyên nhân gây ho của trẻ
- Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng trẻ bị ho có đờm vào buổi sáng chính là do thời tiết. Vậy nên mẹ cần luôn giữ ấm cho bé khi trời chuyển lạnh, mưa hay đột ngột thay đổi thời tiết.
- Môi trường xunh quanh cũng có ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của bé nên các mẹ chú ý vệ sinh xung quanh cũng nơi bé hay lui tới, nằm, ngồi, bò hoặc đùa nghịch. Tránh tuyệt đối các nơi nhiều bụi bẩn và ẩm mốc, chứa nhiều nguy cơ gây bệnh.
- Nếu bé bị ho có đờm vào buổi sáng thì mẹ nên tuyệt đối để trẻ tránh xa những nơi có khói thuốc thuốc là, khói than…vì đây là những nguyên nhân chính làm tình trạng bệnh của bé nặng hơn bình thường, thậm chí gây viêm đường hô hấp, suy hô hấp..
- Vệ sinh đường hô hấp cho mỗi ngày bằng cách sử dụng khăn sạch và nước muối sinh lý.
Mời bạn xem thêm:
9 Cách trị ngạt mũi cho bé tại nhà siêu hiệu quả, ít ai biết
2. Trẻ bị ho có đờm vào buổi sáng phải làm sao?
Chế độ dinh dưỡng dành cho bé bị ho có đờm vào buổi sáng
Trẻ bị ho có đờm vào buổi sáng cần được bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ và thích hợp theo từng bữa nhỏ và chia đều trong ngày. Khi ho có đờm, trẻ thường dễ mất đi cảm giác thèm ăn và ăn ngon, dễ ói mửa khi ăn và ăn không tiêu….Không nên cho bé ăn các đồ ăn quá cứng và dai, cũng như các loại đồ ăn có vị quá mặn.
Khi cho bé ăn, mẹ không nên bón liên tục mà nên cho trẻ ăn từ từ với từng muỗm nhỏ để trẻ dễ thích nghi với tốc độ cũng như việc tiêu hóa, nhai, nuốt, trở nên dễ dàng hơn.
Tự làm thuốc cho bé bị ho có đờm vào buổi sáng.
Bên cạnh các loại thuốc được sử dụng theo đơn của bác sĩ, các mẹ cũng nên tham khảo thêm các cách trị ho trẻ em bằng những phương thuốc dân gian có tác dụng nhanh và ăn toàn cho cơ thể bé.
Có một số liệu pháp trị ho có đờm trong dân gian thường được ông bà ta sử dụng, các bài thuốc này gần giống với các bài thuốc đông y hiện đại tuy nhiên nguyên liệu lại không hề khó kiếm và đắt đó. Một số loại thảo dược cùng với thành phần tự nhiên khác có tác dụng giảm ho có đờm cho bé như: lá húng chanh,mật ong, gừng, đường, quất xanh, bạc hà và cam thảo… Tuy điều trị bằng cách này tốn nhiều thời gian hơn thông thường nhưng lại an toàn.
Cháo gừng
Vì bé bị ho có đờm vào buổi sáng rất dễ chán ăn và bỏ bữa nên cháo gừng chính là một phương thuốc rất “đa zi năng”, vừa hoàn thiện bữa ăn vừa đẩy lùi cơn ho cho bé. Chỉ với 50 gam thái lát mỏng cũng với 5 cây hành nhỏ và thâm một thìa dấm, là bạn đã có thể hoàn thành một món ăn “ngon và lành”.
Tuy nhiên nếu bé nhà bạn không thích hương vị gừng, bạn nên giảm số lát gừng xuống và tập trung vào các nguyên liệu khác để át đi mùi gừng. Bạn cũng có thể nấu chấp với thịt, sườn để tăng thêm phần bổ dưỡng.
Mật ong
Đối với mật ong, ta có thể kết hợp loại nguyên liệu ngọt ngào này trong một số món ăn như canh trứng…Đây là món ăn chữa trị cho bé bị ho có đờm vào buổi sáng lâu ngày không khỏi và cũng không có hiện tượng thuyên giảm. Cách nấu vô cùng đơn giản, các mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 300ml nước đã được đun sôi và đánh bông một quả trứng đổ vào nối, khuấy đều, cuối cùng trước khi bày ra bát ta thêm 1 thìa mật ong vào là được.
Chè đỗ xanh
Có thể các mẹ không hề biết nhưng chè đỗ xanh cũng là một trong những món ăn khác tốt cho các bé bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, hệ hô hấp giảm sút và ho lâu ngày kéo dài không khỏi. Bạn có thể nấu chè đỗ xanh chung với bách hợp theo công thức 50gm bách hợp nấu với 30 đỗ xanh. Vê phần đỗ xanh ta ninh cho đến khi nứt vỏ rồi thêm bách hợp vào nấu cho đến khi nhừ. Các mẹ cũng nên thêm chút mật ong cho món ăn đậm đà và ngon miệng hơn.
Vừng nứt kết hợp với quả óc chó xay nhuyễn
Một món ăn nữa giúp cải thiện tình trạng trẻ bị ho có đờm vào buổi sáng chính là vừng nứt với quả óc chó xay nhuyễn. Ta chỉ cần chuẩn bị 15gm vừng, 15 gam bột góc chó đã xay nhuyễn cũng với 12 gam đường phèn. Mùi thơm của vừng cũng như sự ngậy của quả óc chó chắc chắc sẽ khiến bé cảm thấy thèm ăn hơn.
Nếu bé bị ho có đờm vào buổi sáng kéo dài mà không hề cải thiện tình trạng, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám chữa và điều trị kịp thời, tránh trường hợp xấu nhất xảy ra.
Theo: DS Thu Giang