Tóm tắt nội dung
Trong quá trình phát triển sẽ có ít nhất một lần trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, nếu hệ hô hấp của bé sơ sinh yếu thì có thể gặp phải thường xuyên. Vì vậy các mẹ cần phải trang bị kiến thức về trẻ sơ sinh để có thể bảo vệ con trong những trường hợp này.
1. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè do đâu?
– Cảm lạnh: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh nghẹt mũi, thở khò khè là do cảm lạnh. Không chỉ khi thời tiết trở lạnh mà ngay cả mùa hè nóng bức như thế này bé cũng dễ bị nhiễm lạnh. Đôi khi do bé đổ nhiều mồ hôi mà lại nằm ngủ phòng điều hòa cũng khiến bé bị nhiễm lạnh, dẫn đến nghẹt mũi thở khò khè. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, chảy nước mắt và hắt hơi.
– Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi. Nghẹt mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.
– Nghẹt mũi sơ sinh: Nhiều bé sơ sinh khi về nhà đã thở khò khè và có dấu hiệu nghẹt mũi. Nếu trẻ chỉ nghẹt mũi mà không kèm dấu hiệu khác có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.
– Cúm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè do cúm thường mệt mỏi, sốt nhẹ, bỏ bú.
>>> Mời bạn xem thêm: 7+ Cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian, hiệu quả
2. Dấu hiệu nhận biết bé sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè
– Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu. Trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát, khi trẻ bị nặng hơn thì chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ.
– Trẻ sơ sinh bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm oxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc.
3. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh nghẹt mũi và thở khò khè?
Đối với bé sơ sinh mẹ càng hạn chế việc dùng thuốc bao nhiêu càng tốt cho con bấy nhiêu. Để giúp bé giảm sự khó chịu, các bậc cha mẹ nên làm những việc sau:
– Nhỏ nước muối sinh lý: Nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên lỗ mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn rất tốt nên có tác dụng làm thông mũi hiệu quả. Mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt cho mỗi lỗ mũi trẻ là đủ.
– Massage cánh mũi: Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé thở dễ dàng hơn.
– Hút mũi: Nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ về để hút mũi cho trẻ. Sau khi sử dụng, cần vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng dụng cụ bằng xà bông và rửa qua nước sôi.
– Cho bé bú nhiều lần: Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi do ống mũi nhỏ, bé sẽ dễ bị ngạt và thở bằng miệng. Điều này khiến bé khô họng, mất nước. Mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày hơn bình thường.
– Sử dụng tinh dầu tràm thoa vào vùng ngực, lưng, gan bàn chân trẻ, đặc biệt vừa xoa dầu tràm, vừa day huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân trẻ không chỉ giúp làm ấm mà còn phòng ngừa virus xâm nhập và ức chế một số virus gây bệnh, giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dễ chịu hơn, hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ giúp mũi bé dễ thông hơn. Mẹ nên nhỏ 5 – 7 giọt dầu tràm vào chậu nước tắm cho trẻ và thoa dầu tràm – khuynh diệp cho trẻ ngay khi tắm xong.
>>> Xem thêm: Tiết lộ cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả
4. Những điều không nên làm khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè
– Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè cha mẹ không nên dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ sơ sinh, vì miệng của cha mẹ có vô vàn vi khuẩn có thể làm tăng thêm khả năng vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong môi trường của chất nhầy trong mũi bé sinh ra các bệnh khác. >>>Xem thêm: Có nên hút mũi cho trẻ sơ sinh? +Cách hút mũi đúng cách
– Không tự ý dùng kháng sinh hay bất kì loại thuốc nào khác cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Không áp dụng các mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh khi không thực sự hiểu rõ và không biết cách làm như: nhỏ mũi trẻ bằng nước tỏi, tắm nước pha rượu…
– Không quấn trẻ quá kín khiến trẻ nóng bí càng thêm khó thở, trẻ ra nhiều mồ hôi không thoát ra ngoài được sẽ ngấm ngược lại cơ thể trẻ khiến trẻ nhiễm lạnh, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
Vậy là các mẹ đã có câu trả lời cho các thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè rồi phải không nào. Khi trẻ sơ sinh bị ốm, các mẹ cần phải chú ý chăm sóc giúp trẻ nhanh chóng vượt qua để phát triển khỏe mạnh toàn diện nhất. Chúc các bậc cha mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.
DS.Hương Giang