Dùng tỏi nướng chữa ho dành cho nhiều độ tuổi

Tỏi và các tác dụng đa-di-năng của nó luôn được nhắc đến ở mọi nơi, từ nhà bếp cho đến các tiệm thuốc đông y nổi tiếng. Chúng không chỉ là một loại gia vị thường dùng trong mỗi gia đình người Việt để dậy mùi thơm và hương vị đậm đà cho nhiều món ăn, tỏi còn đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học rằng chúng có ảnh hưởng tốt tới cơ thể con người.

Không ít người tin rằng ăn tỏi thường xuyên sẽ có ích cho sức khỏe, và sự thực là các khoáng chất tự nhiên trong tỏi có tính kháng sinh tự nhiên giúp tăng sức đề kháng và phòng chống các tác nhân gây bệnh thường gặp từ môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó tỏi còn có thể phòng chống một số loại bệnh ung thư cụ thể.

Một trong những căn bệnh thường thấy tỏi có thể chữa trị hiệu quả ngay tại nhà là ho. Người ta thường xuyên hấp cách thủy tỏi với mật ong để chữa ho khan, ho cảm cúm,… Ngoài ra còn có thể dùng tỏi nướng. Ở bài viết sẽ đi sâu vào cách nướng tỏi và sử dụng tỏi nướng để chữa ho, đi cùng với đó là một số lưu ý cần có khi nướng tỏi sao cho chúng phát huy tác dụng.

Tác dụng chữa bệnh của tỏi

Ba hoạt chất chính có trong các tép tỏi tham gia vào quá trình chữa ho cảm cúm cho người là ajoen và allicin. Chúng đều có chất kháng sinh tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cụ thể, allicin là hoạt chất khiến tỏi có mùi cay nồng, hăng hắc đặc trưng, từ đó kích thích đường hô hấp một cách nhanh chóng, làm thông thoáng đường thở và dễ dàng cải thiện tình trạng ho cảm cúm kéo dài. Đồng thời cả ajoen và allicin đều có thể củng cố sức đề kháng đặc biệt tốt cho người già và các bạn nhỏ. Ăn tỏi sẽ góp phần cải thiện sức khỏe một cách an toàn và đơn giản.

DÙNG TỎI NƯỚNG CHỮA HO DÀNH CHO NHIỀU ĐỘ TUỔI

>>> Mời bạn xem thêm: Tiết lộ cách dùng tỏi mật ong trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả

Cách nướng tỏi và sử dụng tỏi nướng chữa ho cho nhiều độ tuổi

Tỏi có nhiều tác dụng tốt là vậy nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tỏi hằng ngày do mùi hăng và vị cay nồng không dễ ngửi hay thưởng thức. Chính vì vậy mà nhiều người lựa chọn nướng tỏi, giúp tỏi có kết cấu bùi bùi ăn hay hơn, và cũng là để giảm mùi hương tự nhiên của tỏi, để lại cho chúng mùi thơm dịu dễ ăn hơn với nhiều người. Đôi khi người ta còn ăn tỏi nướng khi ăn kèm thịt nướng, salad hay các thực phẩm khác. Tuy nhiên để áp dụng tỏi nướng chữa ho thì bạn chỉ nên ăn riêng tỏi nướng không để chúng có thể phát huy tối đa tác dụng của mình.

Cách nướng tỏi chữa ho như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1-4 củ tỏi tươi, để nguyên vỏ.
  • Bước 2: Gói tỏi vào giấy bạc và đem nướng. Nếu gia đình mình có lò vi sóng thì chỉ cần cho tỏi đã gói giấy bạc vào lò với thời gian cài đặt khoảng 1 phút. Hoặc có thể sử dụng cách nướng trực tiếp trên bếp. Lưu ý nên lật đều cả hai mặt để các tép tỏi được chín đều.
  • Bước 3: Lấy tỏi ra, chờ nguội và bóc vỏ, loại bỏ các phần cháy đen nếu có.
  • Bước 4: Ăn trực tiếp khi tỏi vẫn còn ấm, sử dụng khoảng 4-5 tỏi mỗi lần ăn.

Đối với trẻ nhỏ, có một cách sử dụng tỏi nướng phổ biến. Đó là sau khi nướng tỏi, bạn hãy loại bỏ các phần bị cháy đen có vị đắng đi cho con, sau đó dùng thìa hoặc cối giã nhỏ để nghiền nát 3-4 tép tỏi nướng. Cuối cùng hòa phần tỏi đã giã với một lượng nước ấm vừa đủ (thường không quá 200ml để tránh gây loãng dung dịch). Tính ấm của tỏi có tác dụng giảm viêm cho trẻ, con nên uống sau mỗi bữa ăn 2 lần mỗi ngày để đẩy lùi các triệu chứng cảm cúm và nếu ăn được cả bã tỏi thì càng tốt.

Chữa ho bằng tỏi nướng

Một nghiên cứu bổ sung cho mọi người là nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia dinh dưỡng đã khuyên rằng mỗi người nên ăn 4-5 tép tỏi nướng mỗi ngày. Bởi lẽ không chỉ chữa cảm cúm, tỏi nướng còn có hoạt chất điều hòa huyết áp, tốt cho người huyết áp cao hoặc thấp. Ngoài ra còn giảm lượng cholesterol trong máu, cải thiện được các bệnh liên quan đến tim mạch. Thậm chí tỏi nướng còn có thể chữa đầy hơi, ăn không tiêu, chướng bụng.

Lưu ý khi sử dụng tỏi nướng để chữa ho

– Không nên ăn khi bạn bị bệnh về gan, hay xảy ra tình trạng nóng trong và nổi mề đay. Do tỏi có tính nóng và làm tăng nhiệt nên ăn nhiều tỏi sẽ khiến các tình trạng trên càng thêm nặng.

– Tỏi có thể gây kích ứng da nếu bạn ăn với liều lượng quá nhiều.

– Không nên ăn khi bạn bị dị ứng, kể cả tỏi nướng.

– Không nên ăn nhiều tỏi khi bị mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, cụ thể là loét dạ dày.

– Tỏi có thể có tác dụng chữa đầy hơi, nhưng ngược lại cũng có thể gây tiêu chảy nếu bạn ăn khi bụng đói. Hoặc nhẹ hơn là khiến bạn xì hơi nhiều hơn.

– Không nên ăn tỏi khi bạn đang sử dụng các loại thuốc làm giảm loãng máu.

– Phụ nữ đang mang thai những tháng cuối và phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh ăn tỏi.

>>> Mời bạn xem thêm: Mẹo chữa trị sổ mũi cho bà bầu bằng tỏi an toàn hiệu quả

Theo DS.Vân Anh

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA