Tóm tắt nội dung
Sốt là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ song không phải bậc cha mẹ nào cũng có hiểu biết đúng về cách trị bệnh cho con. Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn băn khoăn chưa rõ trong những tình huống nào nên đưa trẻ bị sốt đi nhập viện và khi nào có thể để con điều trị tại nhà. Thông qua những dấu hiệu trẻ bị sốt được tổng hợp dưới đây, cha mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình của bé khi cơ thể bé chuyển sốt.
1. Thân nhiệt trẻ bị sốt
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt đầu tiên là sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Thông thường, nhiệt độ cơ thể của trẻ thay đổi khi chạy, nhảy hoặc đùa nghịch. Đặc biệt, trẻ rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt đều nguy hiểm.
Ngoài ra, trẻ sốt không phải là bệnh. Đó là triệu chứng của nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do vi rút hoặc nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, sốt cũng có thể do mọc răng hay sau chích ngừa vaccine,…
Dấu hiệu trẻ bị sốt và triệu chứng cơ bản:
– Rét run, lạnh ớn.
– Khát nước.
– Da đỏ, nóng, ẩm.
– Co giật.
Dấu hiệu trẻ bị sốt có thể điều trị tại nhà
Không phải trường hợp nào trẻ bị sốt cũng được đưa đến bệnh viện, cha mẹ cần có những kiến thức cơ bản để nhận dạng triệu chứng sốt thường và sốt cao (sốt nguy hiểm) ở trẻ.
Khi trẻ sốt dưới hoặc bằng 38 độ C mà vẫn ăn và chơi bình thường, trong vòng hai ngày đầu bố mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà bằng những phương pháp vật lý.
– Cho trẻ chơi ở nơi thoáng mát, có thể trong nhiệt độ điều hòa từ 25-28 độ C.
– Mặc quần áo thoáng, thấm mồ hôi.
– Uống nhiều nước.
Cần dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên hoặc bằng 39 độ C. Loại thuốc được sử dụng an toàn là Paracetamol liều 10-15 mg/ kg/ lần, có thể dùng lần tiếp theo sau 4 đến 6 giờ.
Dấu hiệu cần đưa trẻ bị sốt đến bệnh viện
Các phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện khi :
– Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không giảm được nhiệt độ khi điều trị bằng thuốc hạ sốt và các phương pháp vật lý phối hợp.
– Hoặc sốt rất cao trên hoặc bằng 41 độ C.
– Trẻ có các dậu hiệu bất thường như: Bỏ bú, quấy khóc nhiều, không chơi, sốt li bì, co giật, sảng, thở nhanh, thở khó, tiêu chảy, phân có nhày máu….
– Trẻ sốt trên 2 ngày cần được đưa đến bệnh viện dù là sốt dưới 39 độ C.
Mời bạn xem thêm:
Nên cho trẻ ăn gì khi bị sốt là tốt nhất ? Kinh nghiệm mẹ nên biết
Khi trẻ bị sốt cao co giật nên làm gì? & Cách xử lý hiệu quả
Làm gì khi trẻ bị sốt cao liên tục kéo dài không hạ? Xem Ngay
2. Cách xử trí nhanh khi trẻ bị sốt
Khi trẻ đang lên cơn sốt, hoặc mang những dấu hiệu trẻ bị sốt đã nói trên, bố mẹ cần làm:
– Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh trẻ vì trẻ cần không gian để hô hấp thoải mái.
– Cặp nhiệt độ: Có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ để đo nhiệt độ một cách chính xác. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực.
– Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38 độ C ( ở nách)
Bố mẹ cần cởi quần áo ấm, mặc thoáng mát cho trẻ, không đắp chăn, Đặc biệt, theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
– Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38-38,5 độ C
Chườm mát để hạ sốt cho trẻ bằng cách: lau người hoặc tắm trẻ bằng nước ấm. Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước ấm, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ. Đặc biệt là các vị trí như nách, bẹn chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5 độ C và mặc lại quần áo cho trẻ. Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
– Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt như paracetamol theo đúng liều lượng và nên hỏi ý kiến các bác sĩ trước, cân nặng và khoảng cách giữ hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng cần phải được cân nhắc kĩ. Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
– Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.
– Cho trẻ ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,…
Trên đây là các dấu hiệu trẻ bị sốt, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến những biểu hiện cơ bản để nhận ra cơn sốt của trẻ là sốt thường hay nghiêm trọng. Nếu trẻ sốt lâu mà không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám kịp thời.
Chuyên gia Ích Nhi/DS.Hương Giang