Chỉ 5 cách này mẹ không còn lo bé bị sổ mũi khi trời lạnh

Các bệnh về hô hấp thường ở thể nhẹ nhưng có thể diễn biến nặng và nguy hiểm, nhất là viêm đường hô hấp dưới, cha mẹ cần biết cách để phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt trẻ dưới 5 tuổi

Thời tiết sang đông, trời trở rét nhiệt độ giảm thấp, nhất là nhiệt độ giảm sâu về đêm. Sự thay đổi nhiệt độ khiến trẻ không kịp thích nghi rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Ho, sổ mũi, cảm cúm, viêm mũi- họng, viêm phế quản, nhất là viêm phổi…

Chỉ 5 cách này mẹ không còn lo bé bị sổ mũi khi trời lạnh1

Dưới đây là 05 cách cha mẹ cần làm để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ:

1. Tiêm chủng đầy đủ

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ, nhất là mũi phòng bệnh thường gặp lúc giao mùa như: Cúm, rubella, viêm phổi do phế cầu, sởi, ho gà… Để được bảo vệ một cách tối đa.

2. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

Để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân xấu gây hại đến sức khỏe của trẻ. Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, bổ sung sắt, kẽm (trứng, sữa…) giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.

Trước khi đi ngủ, hoặc sau khi ngủ dậy nên uống sữa ấm, hoặc mật ong để tốt cho đường hô hấp, và giữ cho thân nhiệt luôn ấm áp.

2. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ

>>> Mời bạn xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho mẹ nên kiêng ăn gì? Giúp con nhanh khỏi

3. Việc giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào ban đêm.

Tránh cho trẻ đi chơi, ra ngoài vào những lúc trời lạnh. Tuy nhiên, chỉ nên giữ ấm cho trẻ vừa đủ, khi thời tiết không quá lạnh thì không nên mặc quá nhiều quần áo vì trẻ ra mồ hôi rất dễ thấm ngược vào cơ thể gây bệnh.

Giữ ấm mùa Đông cho trẻ cần nhớ 6 bộ phận mẹ cần đặc biệc chăm sóc kỹ lưỡng sau khi sinh con vào mùa Đông: Mũi, bàn tay và bàn chân, lưng, bụng, tai và cổ họng.

– Chiếc mũi mỏng manh

Để bảo vệ chiếc mũi nhỏ xíu mà mong manh dễ bệnh của con cha mẹ cần đặc biệt ưu tiên giữ ấm mọi lúc có thể. Ra ngoài cần đeo khẩu trang hoặc đội mũ kín đầu, với trẻ sơ sinh dùng khăn mỏng phủ che kín đầu.

Nếu bắt buộc phải di chuyển ra ngoài trong thời gian dài, khi trở về nhà cần thực hiện ngay việc lấy lại hơi ấm cho bé bằng cách massage dọc hai cánh mũi.

– Mặc áo trùm kín bụng

Mẹ có thể mặc đồ liền cho con để giúp phần bụng luôn được che chắn cẩn thận. Mẹ nên chọn bộ quần áo liền từ đầu đến chân hoặc loại áo body có cài dưới bẹn đảm bảo áo không bị kéo lên. Nếu tối đi ngủ sợ con đạp chăn hở bụng, mẹ có thể cho con dùng túi ngủ.

3. Việc giữ ấm cho trẻ là rất quan trọng, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vào ban đêm.

– Luôn quàng khăn ấm cổ họng

Chỉ cần sơ hở một chút là cổ họng bé bị vi khuẩn tấn công ngay. Nhẹ thì cảm cúm ho một vài ngày nặng là viêm họng kéo dài. Mùa Đông này đừng quên khăn ấm quàng cổ cho bé!

– Đôi tai ấm áp

Trẻ dưới 12 tháng tuổi tóc chưa phát triển nhiều, chưa có được “hàng rào” che chắn để bảo vệ, gió lạnh tấn công rất dễ phát bệnh. Vì vậy, ra ngoài trời mẹ nhớ đội mũ kiểu chùm kín, giữ đầu và tai ấm áp cho con.

– Đừng quên giữ ấm lưng

Lưng cũng như đầu cũng cần phải được giữ ấm khi tiết trời trở lạnh. Tuy nhiên, ấm khác nóng. Nếu nóng, đổ mồ hôi, gặp lạnh càng dễ bị bệnh hơn. Mẹ cần luôn để ý xem lưng bé có ra mồ hôi không, từ đó biết lớp trang phục mẹ mặc cho con có quá nóng hay quá lạnh mà điều chỉnh.Trời lạnh có thể cho bé mặc áo gi-lê, vừa đảm bảo giữ ấm thân người, lại giúp con dễ dàng vận động, vui chơi.

– Bàn tay và bàn chân

Lượng mỡ dưới chân của trẻ vốn đã rất ít nên việc giữ nhiệt thường kém và khá nhạy cảm khi không khí lạnh. Khi thời tiết trở lạnh, tốt nhất cần giữ ấm chân cho trẻ thường xuyên bằng tất chân và nên chọn loại thấm hút mồ hôi tốt. Tương tự tay cũng cần giữa ấm bằng cách đeo găng. Đôi bàn tay bị nhiễm lạnh thường có dấu hiệu ửng đỏ hoặc trắng nhợt, các khớp tay yếu dần, da dẻ bị nhăn nheo. Nếu quá lạnh nhắc bé xoa hai bàn tay lại với nhau cũng giúp trẻ giữ ấm đôi tay.

Bên cạnh đó, mẹ có thể giữ ấm cho bé bằng cách xoa dầu tràm vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân (huyệt dũng tuyền) chừng 1 phút mỗi bên, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, nhất là với trẻ sơ sinh.

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu nhiễm lạnh: Ho, hắt hơi, sổ mũi nên xoa ngay Dầu Tràm kết hợp với uống Siro ho cảm Ích Nhi có thành phần Mật Ong – Húng Chanh (Tần Dày lá) – Quất (Tắc) giúp trẻ hết hắt hơi, sổ mũi mà chưa cần phải dùng kháng sinh.

>>> Mời bạn xem thêm: 6 Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà siêu hiệu quả

4. Cần giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ

Mùa lạnh không nhất thiết ngày nào cũng phải tắm cho trẻ, một tuần có thể tắm từ 2- 3 lần, hàng ngày phải lau rửa và thay quần áo sạch sẽ. Thời gian tắm lý tưởng là 10h-10h30 hoặc 13h-16h. Chú ý thời gian tắm cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh không nên kéo dài quá 10 phút. Cần lau người, rửa mặt mũi, chân tay cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín, tránh bị gió lùa.CÁCH TẮM AN TOÀN CHO CON
– Chuẩn bị: Chậu nước ấm 32-34 độ, khăn xô, khăng choàng, dầu tràm, quần áo trải sẵn, mũ che thóp
– Các bước tắm cho bé:
+ Nhỏ 5-7 giọt dầu tràm vào thau nước tắm cho trẻ.
+ Tắm theo nguyên tắc từ dưới lên, cho 2 chân của bé chạm nước trước để làm quen. Thao tác nhanh ở bước tiếp theo, lau sạch những chỗ có ngấn như nách, cổ. Cuối cùng là rửa mặt và gội sạch đầu. Chú ý lau khô phần đầu ngay để tránh nước vào tai.
+ Sau khi tắm cần choàng khăn và ôm bé vào lòng để áp hơi ấm từ mẹ sang con, khi thấy môi bé hồng trở lại hãy bắt đầu mặc đồ và thoa dầu tràm dưới gan bàn chân, bụng để giữ ấm.

5. Tránh nơi đông người

Không nên cho trẻ đến những nơi đông người khi có dịch bệnh, nhà cửa cần được vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí.

Theo DS Thu Hiền

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA