Cách xử trí khi bé bị nhiệt miệng hiệu quả từ chuyên gia

Có lẽ tất cả chúng ta, từ trẻ nhỏ đến người lớn đều đã từng trải qua cảm giác bị nhiệt miệng. Vùng bị nhiệt sẽ đau và xót khi thức ăn vô tình chạm vào, nhất là khi người bị nhiệt miệng ăn các loại thực phẩm có vị chua, tính kiềm như: chanh, bưởi, cam… Hiện tượng nhiệt miệng xảy ra phổ biến ở hầu khắp mọi lứa tuổi, tuy không gây ra những hệ quả nguy hiểm nhưng nhiệt miệng cũng khiến người bị nhiệt gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là trẻ nhỏ.

Nhiệt miệng sẽ tự khỏi trong một khoảng thời gian nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ, bởi nốt nhiệt bị loét có thể gây trở ngại cho trẻ trong việc ăn uống khiến trẻ biếng ăn và quấy khóc nhiều.

Vậy nên xử trí như thế nào khi trẻ nhỏ bị nhiệt miệng? Câu hỏi này có lẽ là băn khoăn chung của nhiều bậc phụ huynh đang có con nhỏ. Ngay bây giờ, chuyên gia sẽ bật mí cho các bố mẹ một số phương pháp trị nhiệt miệng cho con nhanh chóng và hiệu quả, có thể thực hiện ngay tại nhà.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là hiện tượng vùng khoang miệng xuất hiện một vết loét nhỏ và nông, thường có màu trắng, phát triển bên trong những khu vực mô mềm bị viêm như: phần môi, nướu hoặc bên dưới lưỡi… Nhiệt miệng còn có tên gọi khác là loét áp-tơ (aphthous ulcer).

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng ở trẻ nhỏ gây ra đau đớn và làm cản trở việc nói và nhai thức ăn, điều này khiến bé khó chịu và quấy khóc thường xuyên, chán ăn, biếng ăn, thậm chí không muốn vui chơi, cười đùa. Nếu vết loét xuất hiện sâu trên khoang miệng bé và vùng loét lan rộng có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị sốt cao hoặc nổi các hạch ở cổ do niêm mạc miệng bị viêm nhiễm.

Nguyên nhân nào gây ra nhiệt miệng ở trẻ nhỏ?

Có nhiều nguyên nhân tác động tới việc trẻ bị nhiệt miệng, trong đó có thể kể tới các nguyên nhân phổ biến sau:

  • – Cơ thể bé đang thiếu hàm lượng các vitamin và khoáng chất cần thiết như: Vitamin C, vitamin B3, vitamin B12, vitamin A, kẽm, sắt,…
  • – Do bé bị dị ứng với một số loại thực phẩm có trong khẩu phần ăn.
  • – Hệ thống miễn dịch mất cân bằng, rối loạn và suy yếu.
  • – Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm nấm, virus trong thời điểm thời tiết giao mùa như: Bệnh tay chân miệng, sởi, thuỷ đậu,…
  • – Nhiệt miệng cũng có thể xuất hiện do bé vô tình cắn vào môi hoặc niêm mạc má trong quá trình ăn, bên cạnh đó khi vui chơi, việc tiếp xúc với các đồ vật cứng và đưa vào miệng cũng có thể là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng ở trẻ.

Nguyên nhân nào gây ra nhiệt miệng ở trẻ nhỏ?

Một số cách xử trí đơn giản, hiệu quả khi trẻ nhỏ bị nhiệt miệng.

Nhiệt miệng có thể tự chữa lành trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày, nhưng với trẻ nhỏ, bố mẹ vẫn nên áp dụng các phương pháp điều trị nhiệt miệng cho trẻ nhằm giúp bé ăn uống dễ dàng hơn, vui chơi thoải mái và phát triển một cách tốt nhất.

  • – Cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý hằng ngày: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao sẽ giúp vết loét do nhiệt miệng nhanh chóng được chữa lành.

Một số cách xử trí đơn giản, hiệu quả khi trẻ nhỏ bị nhiệt miệng.

  • – Sử dụng nước dừa, dầu dừa: Các thành phần có trong nước dừa không chỉ mát và bổ mà còn có công dụng chữa lành các vết thương. Đặc biệt, nước dừa và dầu dừa có rất nhiều tác dụng tốt với trẻ nhỏ. Mẹ hãy cho con uống nước dừa và cho bé ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng dầu dừa, sau đó bôi trực tiếp lên vùng niêm mạc bị loét của con.
  • – Sử dụng cam thảo: Từ lâu cam thảo được biết tới là một dược liệu quý và lành tính, rất phù hợp với trẻ nhỏ. Cam thảo có vị ngọt, tính mát, dễ uống, có khả năng giảm đau và giảm sưng xung quanh vùng bị nhiệt hiệu quả. Với phương pháp này, mẹ nên sử dụng một thìa cà phê rễ cam thảo pha cùng 100ml nước ấm và cho bé súc miệng từ 3-4 lần mỗi ngày. Các thành phần trong cam thảo sẽ giúp miệng vết thương mau chóng liền lại.
  • – Sử dụng cây nha đam: Trong số các phương pháp xử trí nhiệt miệng ở trẻ nhỏ thì nha đam cũng là một lựa chọn thích hợp. Bởi trong lá nha đam có chất nhựa với đặc tính hơi nhầy nhớt có công dụng ức chế vi khuẩn, giúp giảm đau và làm dịu cảm giác xót nóng  ở vùng niêm mạc. Mẹ nên sử dụng 1-2 lá nha đam tươi, rửa sạch với nước muối loãng và chắt lấy nhựa nha đam, đắp trực tiếp lên vùng trẻ bị nhiệt và duy trì thực hiện 2 lần mỗi ngày.

cach-xu-tri-khi-be-bi-nhiet-mieng-hieu-qua-tu-chuyen-gia3

  • – Sử dụng sữa chua: Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe của bé, giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch hiệu quả. Khi trẻ bị nhiệt, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua và nhắc bé ngậm trong miệng từ 1-2 phút, điều này sẽ giúp vết loét sớm lành lại và tạo cho bé cảm giác thoải mái, dễ chịu ở vùng khoang miệng.
  • – Sử dụng lá húng quế: Với các thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao, lá húng quế cũng được coi là một liệu pháp xử trí hữu hiệu giúp điều trị nhiệt ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng lá húng quế tươi, đem rửa sạch và giã nhuyễn, sau đó cho bé ngậm trong miệng khoảng 2-3 phút, nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

DS Vân Anh

 

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA