Cách hiệu quả giúp trẻ giảm cả nghẹt mũi, sổ mũi, ho khi giao mùa

“Bé nhà mình bị sổ mũi lâu ngày không khỏi”, “Cháu 1 tuổi bị viêm họng, nghẹt mũi, trưa và đêm đều trằn trọc khó ngủ, quấy lắm”, “Đêm bé hay ho, nôn trớ đến mệt”… Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều nỗi niềm các mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm những cách phòng và xử trí hiệu quả tại nhà khi con trẻ ho cảm, sổ mũi, nghẹt mũi.

Giao mùa xuân hè – Kiểu thời tiết ‘độc’ cho sức khỏe hô hấp của trẻ

Theo các chuyên gia nhi khoa, giai đoạn chuyển từ mùa xuân sang mùa hè hiện nay, thời tiết tưởng thơ mộng nhưng lại rất khắc nghiệt. Giữa ngày thường nắng ấm, nhưng về đêm, sáng sớm, nhiệt độ lại giảm thấp. Độ ẩm không khí cũng có sự thay đổi đáng kể. Sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm này là tác nhân thuận lợi cho virus và vi khuẩn gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể còn non nớt của trẻ.

Trong khi đó, mũi là “cửa ngõ” của đường hô hấp, là bộ phận dễ bị “ốm yếu” nhất khi môi trường thay đổi. Điều này lý giải vì sao thời điểm giao mùa này, rất nhiều trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, hay gặp nhất là các viêm nhiễm cấp tính, viêm mũi dị ứng với ba triệu chứng chính là hắt hơi, sổ mũi và nghẹt mũi.

Không những thế, vì lo trẻ chưa thích nghi được với sự thay đổi thời tiết, nhiều gia đình thường cho trẻ trong phòng đóng cửa và thậm chí mở điều hòa để khắc phục nồm ẩm. Không gian kín, kém lưu thông có thể khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu đi khiến nguy cơ mắc bệnh càng tăng. 

Nên làm gì khi trẻ nghẹt mũi, sổ mũi, ho khi giao mùa

Để phòng và hỗ trợ trẻ giảm các triệu chứng khó chịu trên, ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng, cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau tại nhà: 

  • Thường xuyên mở cửa sổ, cửa nhà để lưu thông không khí. Giữ môi trường sống luôn sạch, thoáng để hạn chế lưu cữu virus, vi khuẩn. 
  • Hằng ngày cho trẻ có thời gian vui chơi ngoài trời – nơi trong lành, gần gũi thiên nhiên. Đây là cơ hội cho cơ thể trẻ vận động và tạo ra kháng thể mới. 
  • Đảm bảo vệ sinh sạch mũi họng của trẻ bằng nước muối sinh lý. Cho trẻ uống nước ấm để giữ ấm và ẩm cổ họng, tăng cường cho hệ miễn dịch. 
  • Hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người, nơi có khả năng lây nhiễm bệnh cao.
  • Cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ để tăng hiệu quả phòng bệnh.
  •  Theo dõi sát sao phản ứng cơ thể trẻ để thay đổi trang phục phù hợp với thời tiết, tránh để con bị nóng hoặc nhiễm lạnh. 
  • Cho trẻ sử dụng Siro ho cảm từ thảo dược sạch vừa có tác dụng giảm sổ mũi, nghẹt mũi, ho, vừa hỗ trợ trẻ tăng cường sức đề kháng.

Công dụng của của các loại thảo dược tốt cho bé bị nghẹt mũi, ho đờm:

  • Húng chanh (Tần dày lá): Có tác dụng tiêu đờm, giải cảm, ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn. Hoạt chất Colein và tinh dầu trong húng chanh có tính kháng sinh, tiêu diệt một số vi khuẩn tại miệng, họng, giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp của trẻ. 
  • Cát cánh: Hoạt chất saponin trong Cát cánh có tác dụng tiêu đờm rõ rệt, dùng chữa đau họng, viêm phế quản, ho có đờm.
  • Quả quất (Tắc): Chứa nhiều pectin, tinh dầu và các vitamin, có tác dụng chống viêm, long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng.
  • Mật ong: Là một loại kháng sinh tự nhiên, mật ong kích thích tái tạo tế bào mới giúp làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội hơn cả Dextromethorphan – một loại thuốc giảm ho thông dụng.
  • Mạch môn: Có tác dụng sinh tân dịch, bổ phế. Củ mạch môn còn giúp ức chế phế cầu, long đờm, tăng tiết dịch ở niêm mạc khí phế quản.
  • Tinh chất Gừng: Thành phần chứa tinh dầu Cineol có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn, tiêu đờm. 
  • Đường phèn: Vị ngọt, giúp bổ phế, giảm ho, trừ đờm, có tác dụng trong các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan, ít đờm, đau rát họng.

Dược sĩ Phạm Thị Thanh Hoa

Bài viết liên quan

Góc chia sẻ

LỜI KHUYÊN CHUYÊN GIA