Tóm tắt nội dung
Khi nuôi con sơ sinh, các ba mẹ mong con lớn từng ngày để bé giảm tần suất ho, cảm. Ở tuổi đi học – thường 3 tuổi trở lên, nhiều bé đã cứng cáp hơn. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu xa vòng tay bảo vệ của bố mẹ và tiếp xúc với nhiều người, ở môi trường khác, nguy cơ các bé mắc cảm ho, bị lây bệnh hô hấp cũng khá cao.
Một số nguyên nhân khiến trẻ tuổi đi học dễ cảm ho:
Sức đề kháng cơ thể còn yếu
Dù đã cứng cáp hơn, ở độ tuổi 3-12, trẻ không phải người lớn thu nhỏ. Cơ thể trẻ đang tiếp tục lớn lên và nhiều bộ phận chưa phát triển hoàn thiện. Khả năng miễn dịch của trẻ còn yếu, nhất là các bé ít được làm quen với môi trường bên ngoài, từng bị lạm dụng kháng sinh, suy dinh dưỡng…
Thay đổi môi trường sinh hoạt
Đang được bao bọc hoàn toàn tại môi trường gia đình, dưới sự chăm sóc của mẹ, bà hay người giúp việc, việc đi học có thể là một “cú sốc” với trẻ: Trẻ phải đến môi trường hoàn toàn xa lạ, tiếp xúc với nhiều người hơn (cô giáo, các bạn trong lớp), thay đổi thói quen ăn, ngủ… Những xáo trộn này có thể ảnh hưởng tới cả tâm lý lẫn sức khỏe thể chất của trẻ.
Đặc biệt, không gian ăn uống, sinh hoạt chung, chia sẻ đồ chơi và các vật dụng trong lớp khiến nguy cơ trẻ bị lây các bệnh về hô hấp tăng lên nhiều. Vì lý do này, tình trạng trẻ hay ốm, thường xuyên ho, sổ mũi… trong thời gian mới đi học rất phổ biến.
Khả năng giữ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe
Khi đến trường, trẻ không còn được gia đình chăm chút từng ly từng tí như lúc ở nhà nữa. Bản thân các em cũng chưa đủ lớn để biết thực hiện các biện pháp chăm sóc cho bản thân như: Uống đủ nước, thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, mặc quần áo phù hợp thời tiết… Trẻ có thể vì mải chơi, ham nô nghịch nên ra nhiều mồ hôi nhưng không biết thấm khô, cởi bớt đồ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột…
Phòng và trị cảm ho ở trẻ tuổi đi học thế nào?
Để trẻ mau khỏi và hạn chế tái phát, cần trị cảm ho ngay ở giai đoạn sớm, khi trẻ có các triệu chứng khởi phát như sợ lạnh, hắt hơi nhiều, nhức đầu, nghẹt mũi, chảy mũi nước… Phương pháp điều trị chủ yếu là giải cảm, tán hàn…
Cách hiệu quả và an toàn nhất là sử dụng siro ho cảm chứa các thảo dược như gừng, quất, húng chanh… Đây là các thành phần sử dụng trong bài thuốc dân gian lành tính, hiệu nghiệm từ ngàn năm và được chứng minh tính hiệu quả bằng các nghiên cứu hiện đại, phân tích kỹ từng thành phần, tác dụng dược liệu.
Nên cho trẻ sử dụng kết hợp cả dạng uống, dạng ngậm để vừa an toàn vừa nhanh khỏi, rút ngắn thời gian phục hồi, không ảnh hưởng tới việc học tập của trẻ: Cho trẻ uống Siro ho cảm ở nhà, sử dụng viên ngậm khi đi học, đi chơi…
Ngoài ra, bố mẹ cần chú ý thực hiện một số việc khác như:
- Hướng dẫn trẻ biết thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng, mặc đủ ấm/cởi bớt áo khi nóng, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, đi đường.
- Giúp, nhắc nhở bé vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Cung cấp cho con chế độ dinh dưỡng phù hợp độ tuổi, đảm bảo đủ 4 nhóm chất (đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất).
- Khích lệ con vận động hợp lý hằng ngày, nâng cao sức khỏe thể chất.
- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hiền