Ho là một phản xạ tự nhiên thường gặp ở trẻ nhỏ nhằm mục đích phản ứng lại các tác nhân gây hại muốn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời loại bỏ các dị vật tồn tại trong vùng họng của bé. Với trẻ sơ sinh, các cơ quan hô hấp trong cơ thể chưa hoàn thiện, sức đề kháng của bé ở giai đoạn này còn hết sức non yếu nên dễ dàng bị ho khi gặp phải những thay đổi của điều kiện thời tiết hoặc một số nguyên nhân khác.
Thông thường, ho được chia ra làm 2 loại: Ho khan và ho có đờm. Nếu trẻ xuất hiện hiện tượng ho có đờm kèm theo sổ mũi thì bố mẹ nên lưu tâm tới sức khoẻ của trẻ trong trường hợp này, để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn và khó điều trị.
- Nguyên nhân nào dẫn tới trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi?
Để có thể đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ sơ sinh khi bị ho có đờm và sổ mũi, trước tiên cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý trên:
- Điều kiện thời tiết thay đổi: Trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm trước bất kỳ sự biến đổi nào của điều kiện môi trường, do đó việc xuất hiện các cơn ho là một trong những cách trẻ phản ứng lại các biến động, kích thích từ môi trường. Nhất là thời điểm giao mùa, khi tiết trời đột ngột chuyển lạnh, đây chính là thời điểm thích hợp để các virus, vi khuẩn xâm nhập vào vùng khí quản, phế quản chưa hoàn thiện của bé. Từ đó gây nên hiện tượng ho, có thể là ho khan hoặc ho có đờm, kèm theo sổ mũi.
- Do dị ứng với các dị nguyên từ môi trường: Khi bé không may hít phải các dị nguyên tồn tại trong môi trường như: bụi mịn, bụi bẩn, khói thuốc lá, nước hoa, lông các động vật (chó, mèo), phấn hoa, nấm mốc… thì cùng lúc đó, các tác nhân gây hại có trong các dị nguyên nói trên cũng sẽ xâm nhập vào cơ thể bé theo đường hô hấp và cư ngụ tại vùng khoang mũi, vùng họng gây ra tình trạng ho có đờm và sổ mũi.
- Bé bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi. Khi cơ thể bé mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm xoang… thì nghiễm nhiêm các virus, vi khuẩn gây bệnh sẽ có cơ hội thuận lợi để tấn công các cơ quan hô hấp của bé, từ đó gây ra ho có đờm và sổ mũi.
- Một số phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh khi bị ho có đờm và sổ mũi
Trong trường hợp trẻ bị ho có đờm và sổ mũi, nếu bé không có dấu hiệu sốt và vẫn ăn uống, sinh hoạt như bình thường thì bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy áp dụng một số phương pháp điều trị sau trước khi quyết định đưa con tới bệnh viện hoặc cho bé sử dụng thuốc kháng sinh.
2.1 Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ
Dân gian vẫn thường quan niệm sữa mẹ là một bài thuốc quý có tác dụng tích cực trong việc điều trị một số bệnh ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp cơ thể bé sản sinh và gia tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời duy trì lượng nước và chất điện giải trong cơ thể bé.
2.2 Vỗ rung long đờm cho bé
Vỗ rung long đờm là phương pháp sử dụng lực rung tác động vào thành ngực nhằm đẩy bớt các đờm nhớt, dịch nhầy ra khỏi cổ họng bé. Mẹ thực hiện vỗ rung cho con bằng cách khum năm ngón tay lại và dùng lực tác động ở cổ tay vỗ vào lưng bé. Mẹ nên vỗ mạnh và đều tay từ 3-5 phút và chỉ dùng lực ở cổ tay chứ không dùng lực ở cánh tay để tránh làm trẻ bị đau.
2.3 Sử dụng chanh đào và đường phèn hấp cách thuỷ
Với phương pháp này, mẹ sử dụng 1-2 quả chanh đào tươi, rửa sạch với nước muối loãng và cắt chanh thành từng miếng mỏng theo khoanh tròn. Tiếp đó mẹ bỏ chanh đào vào bát, trộn thêm với đường phèn và đem hấp cách thuỷ trong khoảng 15 phút. Sau khi hấp mẹ đem hỗn hợp cho bé uống khi còn ấm để phát huy tối đa công dụng chữa ho, tiêu đờm, giảm sổ mũi của chanh đào và đường phèn. Nên cho bé uống 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 1 thìa nhỏ cà phê.
2.4 Sử dụng nước muối sinh lý
Hằng ngày, mẹ hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Nước muối sẽ giúp làm sạch khoang mũi bé và làm tan các đờm nhớt tích tụ bên trong, khi đó các dịch nhầy, đờm nhớt được loại bỏ ra ngoài thì tình trạng ho có đờm và sổ mũi của bé cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
2.5 Duy trì độ ẩm không khí trong phòng bé
Độ ẩm là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan hô hấp của trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hãy lưu ý luôn dọn dẹp và giữ cho phòng ngủ của bé thật sạch sẽ, tránh các lớp bụi bẩn tích tụ trong phòng có thể phát sinh mầm bệnh. Bên cạnh đó mẹ cũng cần duy trì độ ẩm trong phòng ở mức phù hợp, tạo điều kiện làm ẩm đường thở trong cổ họng của bé giúp bé dễ dàng hình thành các phản xạ ho để đưa đờm nhớt và chất nhầy ra ngoài. Khi các dịch nhầy được loại bỏ, tình trạng ho và sổ mũi của trẻ cũng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Ngoài các biện pháp trên, bố mẹ nên cho con dùng thêm siro Ho Cảm để con nhanh chóng cắt cơn ho, giảm sổ mũi, nghẹt thở… Siro với những thành phần lành tính chiết xuất từ thiên nhiên đảm bảo an toàn cho con yêu của bạn.
Dược sĩ Lan Phương