Trẻ ho có đờm (đàm) gây khó thở ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu kéo dài. Mẹ nắm chắc được các cách trị ho có đờm cho trẻ bằng dân gian căn bản này, bé nhanh long đờm, sạch họng và khỏe mạnh hơn.
Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm
Đờm hay còn gọi là đàm, là chất tiết của đường hô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ và các dị vật xâm nhập vào đường hô hấp trên (vi sinh vật, bụi…). Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi. Khối lượng tiết dịch đờm khoảng 100l/24 giờ và sẽ được nuốt hoặc chảy qua thực quản rồi đào thải theo đường tiêu hóa theo phân ra ngoài.
Bản chất đờm là phản ứng có lợi của cơ thể. Tuy nhiên, khi đờm quá nhiều sẽ gây ho dữ dội và kéo dài. Thêm vào đó, đờm tích tụ cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây bội nhiễm đường hô hấp.
Dùng thuốc gì để trị ho có đờm cho trẻ?
Cẩn trọng sử dụng thuốc giảm ho – long đờm Tây y
Nhóm thuốc long đờm:
Cơ chế của nhóm thuốc tăng dịch tiết: tăng bài tiết dịch ở đường hô hấp, giúp loại trừ các tác nhân kích thích. Có 2 cơ chế:
+ Kích thích các receptor ở niêm mạc dạ dày, gây phản xạ phó giao cảm làm tăng bài tiết dịch đường hô hấp, nhưng liều tác dụng thường gây nôn và đau dạ dày nên ít dùng.
+ Kích thích trực tiếp các tế bào xuất tiết: thường dùng các tinh dầu bay hơi như terpin, guaiacol, eucalyptol (thành phần chính trong tinh dầu bạc hà). Tuy nhiên, không sử dụng những loại tinh dầu này cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Nhóm tiêu chất nhầy (acetyl cystein, brohexin):
Làm thay đổi cấu trúc dẫn đến giảm độ nhớt của chất nhầy, giúp đờm dễ dàng di chuyển khỏi đường hô hấp nhờ hệ thống lông chuyển hoặc khạc nhổ ra ngoài. Dùng trong bệnh lý đường hô hấp có đờm nhầy quánh như viêm phế quản cấp và mạn. Thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi do trẻ chưa có phản xạ khạc đờm. Không dùng khi bệnh nhân đang tăng tiết đờm nhiều. Dịch đờm tăng tiết quá nhiều có thể gây tràn phế nang, suy hô hấp.
Nhóm thuốc kể trên cũng tránh dùng đối với bệnh nhân hen suyễn (ho cũng có thể xảy ra khi lên cơn suyễn) vì thuốc có thể khởi phát cơn co thắt phế quản. Đồng thời, nhóm thuốc long đờm chống chỉ định với phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú.
Các biện pháp trị ho có đờm cho trẻ không cần dùng thuốc
Cho bé bú mẹ và bổ sung thêm nước:
Khi con có biểu hiện ho có đờm, mẹ cần cho con uống nhiều nước. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, bình thường dưới 6 tháng không cần uống thêm nước hàng ngày. Nhưng khi trẻ ho có đờm, dù là bú mẹ hoàn toàn và dưới 6 tháng cũng nên cho con uống thêm nước (cho vào bình sữa cho con mút hay đút thìa). Đây là biện pháp giúp làm loãng đàm rất hiệu quả. Nước còn làm dịu cơn rát họng, giúp trẻ giảm ho.
Vỗ rung long đờm:
Mẹ thường xuyên vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long và dễ thải ra.
Cách vỗ: cho con nằm nghiêng, mẹ chụm 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưng bên phải, hai bên thay nhau).
Mỗi lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra cho con.
Có thể đờm sẽ không loãng ra ngay và mẹ không nhìn thấy không lấy được ra từ miệng con. Nhưng biện pháp ngày sẽ giúp thông phổi, giảm khò khè và hô hấp tốt hơn nhất là với trẻ đang bị ho có đờm. Khi con mới bắt đầu có dấu hiệu HO – SỔ – MŨI, trước tiên mẹ cần làm ngay các bài thuốc thảo dược bên trên cho con uống cho uống kết hợp luôn với các loại siro trị ho cho bé bằng thảo được cho con mau hết.
Chú ý: Nếu 2- 3 ngày mà con không bớt hay có dấu hiệu nhiều hơn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định cụ thể tình trạng của bé.
Giảm ho long đờm cho bé nhờ các vị thuốc dân gian
Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa nhi BV Bạch Mai, các trường hợp ho đơn thuần thì thường không cần dùng thuốc, quan trọng là vệ sinh mũi sạch sẽ. Nếu trẻ ho nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe thì sử dụng một số bài thuốc dân gian như húng chanh hấp đường phèn, quất hấp mật ong, lá hẹ, cát cánh… Các bài thuốc kể trên sẽ không làm mất phản xạ ho cũng như không gây ứ đọng đờm dịch.
Theo đông y, ho suyễn thường kèm có đàm, đàm rất dễ phát sinh ho suyễn, cho nên cần phối hợp 3 loại thuốc hóa đàm, chỉ khái, bình suyễn với nhau. Với trẻ em, nguyên nhân gây ho thường do ngoại cảm nên cần phối hợp vị thuốc giải biểu.
Bài thuốc dân gian có hiệu quả tốt trong điều trị ho có đờm cho trẻ:
Một số bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả với Cát cánh:
Cát cánh chứa saponin giúp tan đờm. Cát cánh làm tăng tiết dịch khí phế quản, làm lỏng đờm để tăng bài tiết ra ngoài; kháng viêm; ức chế tiết dịch dạ dày và chống loét; giảm co thắt.
Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2 – 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Một số bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ với quất (tắc):
Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đàm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt. Bên cạnh đó, quất có tác dụng kiện tỳ lý khí, giúp tiêu đàm hiệu quả.
– Chữa ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
– Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 – 10ml (1 thìa café).
– Chữa ho-cảm: quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g. Tất cả rửa sạch cho vào một bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15 – 20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Một số bài thuốc chữa ho có đờm trẻ em đơn giản với húng chanh:
Lá húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, vào hai kinh can và phế, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc.
Giã dập 5-10 lá húng chanh (trẻ dưới 6 tháng dùng 5 -7 lá, trên 6 tháng dùng 8 -10 lá), sau đó trộn với 2 thìa cafe nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.
Dùng Siro ho cảm thảo dược hỗ trợ trị ho có đờm cho trẻ
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, có nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng bệnh, nhưng để phục hồi ngay sau khi nhiễm virus là không thể, do vậy cha mẹ cần học cách kiên nhẫn. Thay vì vội vàng tìm đến kháng sinh, hãy nâng cao sức khỏe cho con thông qua các bữa ăn bổ dưỡng và áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian.
Nếu không có thời gian và chưa tìm được các nguyên liệu sạch để thực hiện những bài thuốc dân gian theo hướng dẫn trên, mẹ có thể lựa chọn sản phẩm giảm ho, tiêu đờm được bào chế từ húng chanh, quất, mật ong… cho con dùng. Cần lựa chọn sản phẩm có công thức được nghiên cứu riêng cho trẻ em, được làm từ nguồn dược liệu sạch đạt chuẩn. Đây là cách vừa tiện lợi, an toàn lại mang lại hiệu quả cao…
Theo: Dược sỹ. Nguyễn Lan Phương
Tìm hiểu thêm về sản phẩm cải thiện triệu chứng ho, sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại đây: