Tóm tắt nội dung
- 1 1. Nguyên nhân bà bầu bị sổ mũi
- 2 2. Bà bầu sổ mũi có nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi không?
- 3 3. Bà bầu bị sổ mũi nên ăn gì?
- 4 4. Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu
Đã có nhiều thắc mắc về việc bà bầu bị sổ mũi phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Đối với phụ nữ mang bầu, nếu cơ thể không được chăm sóc cẩn thận có thể khiến hệ miễn dịch giảm sút và dễ mắc nhiều bệnh lý hơn. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách trị sổ mũi an toàn, hiệu quả cho bà bầu.
1. Nguyên nhân bà bầu bị sổ mũi
Phụ nữ mang thai dễ mắc phải các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi (ngạt mũi) đau họng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Cảm lạnh:
Biểu hiện của cảm lạnh bao gồm ho, chảy mũi, hắt hơi, đau họng… hiếm khi sốt. Nguyên nhân thường do virus. Khi mang bầu, sức đề kháng của bà bầu cũng yếu hơn bình thường và dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn. Bệnh có thể tự khỏi sau 3 đến 7 ngày; đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần.
Mẹ bầu chỉ cần sử dụng các thuốc giảm triệu chứng thông thường như siro ho-cảm thảo dược, nước muối sinh lý… Tuy nhiên cũng cần phải thận trọng và lưu ý các triệu chứng tăng nặng của bệnh như sốt cao, kéo dài, biếng ăn hoặc khó thở… Khi gặp những biểu hiện như vậy, bệnh có thể đã diễn tiến nặng hơn sang viêm phế quản, viêm phổi… Khi đó người bệnh cần phải được khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Viêm mũi dị ứng:
Đây là tình trạng viêm mũi gây ra bởi các tác nhân dị ứng như khói bụi trong không khí, phấn hoa, cỏ, bụi nhà hoặc lông thú vật, các loại nấm mốc trong môi trường. Triệu chứng bệnh bao gồm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, chảy nước mắt đôi khi đau, ngứa họng… Có thể giảm triệu chứng bằng cách vệ sinh mũi với nước muối sinh lý, sử dụng các thuốc giảm triệu chứng an toàn với mẹ bầu và em bé như siro ho cảm thảo dược. Tuy nhiên, để tránh khởi phát triệu chứng cần phải tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Viêm mũi thai kỳ
Dạng viêm mũi này xuất hiện trong thai kỳ, thường trong khoảng 6 tuần cuối (hoặc trước đó) và dứt hẳn trong vòng 2 tuần sau khi sinh. Viêm mũi thai kỳ được xem là một dạng viêm mũi riêng, không do nguyên nhân dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc cảm lạnh. Có khoảng 20% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, có thể do sự mất cân bằng của các nội tiết tố (như estrogen) trong quá trình mang thai. Sự thay đổi này dẫn đến tăng lưu lượng máu ở niêm mạc mũi khiến mẹ bầu hắt hơi, sổ mũi nhiều hơn.
Nguyên nhân khác
Thời tiết khô, lạnh cũng có thể khiến bà bầu bị viêm mũi. Bình thường không khí đi qua mũi được làm ấm và và ẩm trước khi vào đến phổi. Vào mùa không khí quá khô và lạnh, chất dịch nhầy trong cổ họng bị khô và đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm ngay khi mũi được làm ấm và làm ẩm bằng cách rửa mũi với nước muối ấm.
2. Bà bầu sổ mũi có nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và thai nhi không?
Nếu bạn chỉ hắt hơi, sổ mũi mà không kèm một số dấu hiệu khác như như ho, đau họng hay sốt cao… thì hầu như chỉ là cảm lạnh thông thường và không ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
Tuy nhiên, tình trạng sổ mũi kéo dài không được chữa dứt điểm có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. Ngoài ra, khi sổ mũi nhiều khiến mẹ mất ngủ cũng có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, khi sổ mũi có kèm các triệu chứng như đau đầu, sốt, đau mình mẩy thì khả năng là do nhiễm cúm – tình trạng có thể dẫn tới nhiều yếu tố nguy cơ cho bào thai. Nếu bạn thường ngáy khi ngủ hoặc tỉnh giấc vào nửa đêm do sổ mũi, hoặc sổ mũi kèm đau đầu, đau người, sốt, hãy mau chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn hướng giải quyết tốt nhất.
3. Bà bầu bị sổ mũi nên ăn gì?
– Nên chế biến các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh, bún, phở… Nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.
– Đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn luôn đa dạng các loại rau củ, trái cây để bổ sung vitamin cần thiết, tăng cường khả năng trao đổi chất và sức đề kháng cho cơ thể. Những loại trái cây có vị chua thường hợp khẩu vị nhiều bà bầu, lại bổ sung vitamin C, giúp nâng cao hệ miễn dịch cho.
– Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế mất nước, nhất là khi bị sốt cao. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít. Không nên uống nước đá, tránh nguy cơ bị viêm họng.
– Ăn súp gà: Canh, súp gà rất tốt cho phụ nữ mang thai bị sổ mũi. Các dưỡng chất trong thịt gà giúp tăng sức đề kháng của cơ thể nhanh chóng. Nước canh gà có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng sổ mũi ở bà bầu.
– Ăn cháo trứng nóng: Nếu bị cảm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô. Lưu ý rằng cháo trứng phải ăn khi còn nóng để cơ thể toát mồ hôi, giúp bạn nhanh chóng cảm thấy dễ chịu. Món ăn này không chỉ bổ dưỡng mà còn là cách trị cảm, sổ mũi an toàn cho mẹ và bé.
4. Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu
Để phòng và chữa nhanh khỏi sổ mũi, hắt hơi cho bà bầu, điều quan trọng nhất là giữ gìn cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng cao, bắt đầu bằng việc cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dưới đây là một số lưu ý để trị sổ mũi hiệu quả, an toàn cho bạn trong quá trình mang thai:
4.1 Trị sổ mũi cho bà bầu bằng cách vệ sinh mũi, họng sạch sẽ
Bà bầu thường được khuyến cáo không sử dụng thuốc điều trị cảm, ho, sổ mũi ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Để làm giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, đau họng, bà bầu nên sử dụng nước muối sinh lý ấm để súc miệng thường xuyên. Nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% sẽ loại bỏ bụi bẩn, dịch tiết và làm cho đường thở trở nên thông thoáng, giảm ngạt mũi.
4.2. Trị cảm sổ mũi cho bà bầu bằng việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Bà bầu nên tạo thói quen luyện tập thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường tuần hóa máu trong cơ thể. Tập luyện đều đặn sẽ khiến mũi bạn thông thoáng hơn, giảm sổ mũi, ngạt mũi. Cần tránh luyện tập thể thao ngoài trời khi thời tiết đang khô hanh, nhiệt độ thấp vì có thể càng khiến mũi khó chịu và chảy nhiều nước mũi hơn.
Phụ nữ mang thai cần tránh những kích thích lên mũi như mùi sơn, mùi nước hoa, khói thuốc, rượu… Kê cao gối khi ngủ cũng là mốt cách giúp bạn giảm bớt chứng sổ mũi, ngạt mũi khi bị cảm
5.3. Chữa sổ mũi cho bà bầu bằng các bài thuốc dân gian
Uống lá kinh giới, tía tô
Theo Đông y thì lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng thoát mồ hôi, giúp lợi tiểu, chữa sốt nóng, trị cảm gió, chữa bệnh dị ứng. Khi bị cảm, sổ mũi, bà bầu có thể sử dụng lá kinh giới, lá tía tô, mỗi thứ 15g và cam thảo, thêm nước rồi đun sôi, gạn nước uống. Thuốc này sẽ nhanh chóng giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng sổ mũi.
Gừng, chanh và mật ong:
Theo Đông y thì gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh phế, tỳ và vị, dùng trị ho, cảm mạo, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa.
Lấy một thìa nước gừng và một thìa mật ong hòa với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho, sổ mũi và các vấn đề về họng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, một thìa mật ong, một thìa nước gừng. Khuấy đều lên và nhấp từng ngụm nhỏ, uống ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng, chảy mũi nhanh chóng.
Dùng lá húng chanh:
Lá Húng chanh (còn gọi là tần dày lá hay lá tần có lông), có chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa cảm, ho, trị viêm họng, sổ mũi.
+ Cách 1: Giã dập lá húng, sau đó hòa với 10ml nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước, ngày uống 2 lần.
+ Cách 2: Lấy 10-15 lá húng chanh, 4 quả quất xanh và đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 2 lần/ngày đến khi hết cảm.
Ngậm chanh đào, mật ong
Chanh đào và mật ong có tác dụng giảm ho, sổ mũi rất tốt. Mẹ bầu có thể hấp quất với mật ong rồi ăn cũng giúp giảm đáng kể các triệu chứng cảm.
Trị sổ mũi bằng đường, lê và xuyên bối:
Lấy một trái lê to, rửa sạch, bỏ vỏ, khoét bỏ lõi. Cho vào bên trong lõi lê khoảng 2-3 cục đường phèn nhỏ, 5-6 hạt xuyên bối (có thể mua ở tiệm thuốc đông y). Sau đó cho lê vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút rồi cho ăn 2 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng trị sổ mũi.
4.4. Trị sổ mũi cho bà bầu bằng Siro ho cảm thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc kể trên, để tiện lợi và an toàn, hiệu quả cao hơn mẹ có thể dùng Siro ho cảm từ thảo dược sạch. Cũng xuất phát từ bài thuốc dân gian, với các thành phần Quất (tắc), Húng chanh (tần dày lá), mật ong, gừng, Siro ho cảm thảo dược được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế Thế Giới), giúp bà bầu giải cảm, giảm ho, sổ mũi, tiêu đờm tốt.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hiền
Để được tư vấn về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cho con bú vui lòng gọi về tổng đài 1900 636468